Trắc nghiệm Tiếng việt 4 CTST bài 5: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Tìm ý và viết đoạn văn cho bài văn kể chuyện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?
- 4 phần.
- 2 phần.
- 3 phần.
- 1 phần.
Câu 2: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu kể lại một câu chuyện?
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Kể cho bà nghe câu chuyện Thử tài.
- Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện Những ngày hè tươi đẹp.
- Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.
Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?
- Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
- Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
- Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
- A, B đều đúng
Câu 4: Mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại câu chuyện là như nào?
- Là giới thiệu ngay vào câu chuyện.
- Là giới thiệu câu chuyện một cách trực tiếp.
- Là giới thiệu câu chuyện một cách ẩn ý.
- Là nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
Câu 5: Kết bài mở rộng trong bài văn kể lại một câu chuyện là như nào?
- Giới thiệu câu chuyện (tên câu chuyện, tên nhân vật, thời gian, địa điểm diễn ra,…).
- Nêu một vấn đề có liên quan để dẫn vào câu chuyện.
- Nêu kết thúc của câu chuyện.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể sau khi nêu kết thúc câu chuyện.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Trong suốt giai đoạn đó, nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Hai Bà Trưng - những vị nữ anh hùng dũng cảm. Hai Bà Trưng là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trưng Trắc và Trưng Nhị nổi tiếng là xinh đẹp, tài giỏi. Thuở ấy khi nước ta bị nhà Hán đô hộ, chúng bóc lột nhân dân ta vô cùng dã man. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Sau khi nghe tin, Hai Bà liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vang đất trời tới đó. Cuối cùng giặc cũng nhận phải kết cục thất bại. Hai Bà Trưng là những vị anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Họ còn là những nữ anh hùng đầu tiên, đó chính là điều khiến em cảm thấy vô cùng khâm phục.
Câu 1: Câu nào dưới đây nói lên ý chính của toàn đoạn văn?
- Em cảm thấy ấn tượng nhất với Hai Bà Trưng - những vị nữ anh hùng dũng cảm.
- Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc.
- Trong suốt giai đoạn đó, nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước.
- Hai Bà Trưng là những vị anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Câu 2: Câu mở đoạn có tác dụng gì?
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật định kể.
- Giới thiệu về nhân vật trong câu chuyện định kể.
- Làm rõ lí do vì sao thích câu chuyện.
- Nêu suy nghĩ rút ra từ câu chuyện.
Câu 3: Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích nhân vật trong câu chuyện như thế nào?
- Nêu cảm nghĩ về câu chuyện.
- Kể về tài năng của nhân vật.
- Kể những tình tiết chính của câu chuyện và xen vào đó là cảm nghĩ của người viết về tài năng của nhân vật.
- Giải thích tình tiết của câu chuyện.
Câu 4: Câu cuối đoạn văn nêu lên điều gì?
- Suy nghĩ của người viết về nhân vật trong câu chuyện.
- Suy nghĩ, cảm xúc của người viết về câu chuyện.
- Lí do người viết thích câu chuyện này.
- Giới thiệu câu chuyện định kể tiếp theo.
Câu 5: Người viết cảm thấy như thế nào về nhân vật trong câu chuyện?
- Yêu thích.
- Rút ra được bài học cho bản thân.
- Không thấy câu chuyện có nhiều ý nghĩa.
- Cả A và B.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, “Người ăn xin” của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.
- Phần thân bài.
- Phần mở bài.
- Phần kết bài.
- Phần triển khai.
Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như bài học về lòng nhân hậu.
- Phần mở bài.
- Phần thân bài.
- Phần kết bài.
- Phần kết đoạn.
Câu 3: Kiểu kết bài nào dưới đây là kết bài mở rộng?
- Em rất thích câu chuyện Cô bé Lọ Lem.
- Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. Cô bé Lọ Lem xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
- Câu chuyện Cô bé Lọ Lem dù đã kết thúc nhưng thế giới của những hoàng tử, công chúa, những bà tiên với phép màu kì diệu vẫn khiến em thao thức mãi. Ước gì trong giấc mơ em được bước vào thế giới thần tiên ấy.
- Không có kết bài mở rộng ở trên.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cần chú ý điều gì khi kể lại câu chuyện?
- Kiểm tra xem đã nêu đủ các sự việc chính hay chưa.
- Kiểm tra lỗi chính tả trong câu.
- Xem các câu đã liên kết với nhau hay chưa.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là các từ ngữ thể hiện cảm xúc tích cực của người viết khi kể lại một câu chuyện?
- Ấn tượng.
- Ghét bỏ.
- Thích thú.
- Cả A và C.