Trắc nghiệm CTST bài 2 : Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện (Viết)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 - Viết - Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎBÀI 2: ĐÓA HOA ĐỒNG THOẠI
VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
(15 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?
- 4 phần.
- 2 phần.
- 3 phần.
- 1 phần.
Câu 2: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện là gì?
- A. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
- B. Giới thiệu về câu chuyện.
- Tóm tắt nội dung câu chuyện.
- Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?
- Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
- Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
- Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
- A, B đều đúng
Câu 4: Phần kết bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?
- A. Nêu kết thúc của câu chuyện.
- B. Giới thiệu về câu chuyện.
- Tóm tắt nội dung câu chuyện.
- Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.
Câu 5: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện có thể nằm ở phần nào?
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
- Mở đọan.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.
Trong những câu chuyện đã học, em thích nhất là câu chuyện Cây khế.
Cây khế là một câu chuyện cổ tích của nước ta mang trong mình bài học ý nghĩa. Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu.
Sau khi cha mất, người anh chia cho em mình một cây khế già và một túp lều tranh rồi lấy hết gia sản. Người em ở lều tranh chăm chỉ làm lụng mỗi ngày và chăm sóc cây khế. Năm đó khế ra trái rất sai và ngọt nên có chim lạ đến ăn. Thấy người em than thở vất vả, chim hứa ăn khế sẽ trả vàng. Và chở người em ra đảo lấy vàng về. Nhờ đó, người em trở nên giàu sang. Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim. Tuy nhiên do tham lam, hắn may cái túi lớn gấp bốn lần chim dặn và lấy quá nhiều vàng khiến chim không chở nổi. Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu.
Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.
Câu 1: Nêu nhiệm vụ của phần mở bài?
- Giới thiệu câu chuyện Cây khế.
- Giới thiệu các nhân vật trong truyện Cây khế.
- Trình bày cảm nghĩ về hành động của nhân vật trong truyện Cây khế.
- Suy nghĩ, cảm xúc về nội dung câu chuyện Cây khế.
Câu 2: Xác định thân bài của bài văn?
- Từ “Trong những câu chuyện đã học” đến “chăm chỉ bấy nhiêu”.
- Từ “Cây khế là một câu chuyện” đến “chăm chỉ bấy nhiêu”.
- Từ “Cây khế là một câu chuyện” đến “rơi xuống biển sâu”.
- Từ “Sau khi cha mất” đến “rơi xuống biển sâu”.
Câu 3: Xác định kết bài của bài văn?
- Trên đường về lại gặp bão lớn, thế là hắn cùng số vàng đó rơi xuống biển sâu.
- Câu chuyện đã dạy cho em bài học về lòng trung thực và sự chăm chỉ trong cuộc sống. Nếu có tính tham lam, gian dối thì sẽ có kết thúc bi kịch như người anh mà thôi.
- Biết chuyện, người anh xin đổi gia tài lấy cây khế của em, rồi bắt chước em than thở với chim.
- Chuyện kể về hai anh em ruột nhưng có tính cách trái ngược nhau. Người anh tham lam, lười biếng bao nhiêu thì người em hiền lành, chăm chỉ bấy nhiêu.
Câu 4: Diễn biến của câu chuyện được kể lại như thế nào?
- Ghi từng sự việc theo trình tự thời gian.
- Ghi từng sự việc gắn với mỗi địa điểm hoặc tình huống.
- Ghi từng sự việc theo không gian.
- Ghi từng sự việc xảy ra theo cảm nhận của người viết.
Câu 5: Người viết cảm thấy như thế nào về câu chuyện?
- Yêu thích.
- Rút ra được bài học cho bản thân.
- Không thấy câu chuyện có nhiều ý nghĩa.
- Cả A và B.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Từ ngày còn bé, qua giọng kể ấm áp của bà, em đã rất thích câu chuyện “Tích Chu”.
- Phần thân bài.
- Phần mở bài.
- Phần kết bài.
- Phần triển khai.
Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?
Câu chuyện bà kể đã lâu nhưng hình ảnh cậu bé Tích Chu băng rừng, lội suối tìm nước suối tiên đem về cho bà uống vẫn còn đọng lại trong tâm trí em như một lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo.
- Phần mở bài.
- Phần thân bài.
- Phần kết bài.
- Phần kết đoạn.
Câu 3: Các từ chuyện kể rằng, không lâu sau, thế rồi, từ đó có tác dụng gì?
- Giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.
- Kết nối các sự việc với nhau.
- A, B đều đúng.
- A, B đều sai.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Cần chú ý điều gì khi kể lại câu chuyện?
- Kiểm tra xem đã nêu đủ các sự việc chính hay chưa.
- Kiểm tra lỗi chính tả trong câu.
- Xem các câu đã liên kết với nhau hay chưa.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu là các từ ngữ thể hiện cảm xúc tích cực của người viết khi kể lại một câu chuyện?
- Yêu thích.
- Ghét bỏ.
- Thích thú.
- Cả A và C.