Trắc nghiệm CTST bài 1 : Bài văn kể chuyện (Viết)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 - Viết - Bài văn kể chuyện. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

BÀI 1: NHỮNG NGÀY HÈ TƯƠI ĐẸP

VIẾT: BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

(15 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU)

Câu 1: Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm mấy phần?

  1. 4 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 1 phần.

Câu 2: Nhiệm vụ của phần mở đầu bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

  1. A. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  2. B. Giới thiệu về câu chuyện.
  3. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  4. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 3: Phần thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?

  1. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
  2. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
  3. Kể lại các sự việc của câu chuyện theo trình tự thời gian hoặc không gian.
  4. A, B đều đúng

Câu 4: Phần kết bài của bài văn kể lại một câu chuyện cần làm gì?

  1. A. Nêu kết thúc của câu chuyện.
  2. B. Giới thiệu về câu chuyện.
  3. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  4. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 5: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện có thể nằm ở phần nào?

  1. Mở bài.
  2. Thân bài.
  3. Kết bài.
  4. Mở đọan.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

          Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, “Người ăn xin” của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.

          Câu chuyện kể về cuộc đời gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin. Lần đó, khi đang đi dạo trên phố, cậu gặp một người ăn xin già. Do trời lạnh, lại mệt và đói nên nhìn ông thật thảm hại. Đôi mắt ông lão đỏ đọc, giàn giụa nước mắt. Đôi môi ông tái nhợt, áo quần tả tơi…

          Ông đứng trước mặt cậu, chia đôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu, rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé nhìn ông đầy thương cảm. Cậu lục tìm hết túi nọ, túi kia nhưng không tìm được thứ gì đáng giá. Cậu nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão, lễ phép nói:

          – Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

          Người ăn xin nhìn cậu chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay cậu:

          – Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

          Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.

          Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.

Câu 1: Xác định mở bài của bài văn?

  1. Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, “Người ăn xin” của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.
  2. Câu chuyện kể về cuộc đời gặp gỡ của một cậu bé với ông lão ăn xin.
  3. Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.
  4. Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.

Câu 2: Xác định thân bài của bài văn?

  1. Từ “tôi đã đọc” đến “áo quần tả tơi…”.
  2. Từ “câu chuyện kể về” đến “áo quần tả tơi…”.
  3. Từ “câu chuyện kể về” đến “nhận được chút gì từ ông lão”.
  4. Từ “ông đứng trước mặt cậu” đến “nhận được chút gì từ ông lão”.

Câu 3: Xác định kết bài của bài văn?

  1. Tôi đã đọc nhiều câu chuyện về lòng nhân hậu. Trong đó, “Người ăn xin” của nhà văn Tuốc-ghê-nhép là câu chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc.
  2. Người ăn xin nhìn cậu chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay cậu.
  3. Giờ phút ấy, cậu bé hiểu một điều: chính cậu cũng vừa nhận được chút gì từ ông lão.
  4. Câu chuyện đã kết thúc nhưng hình ảnh bốn bàn tay xiết chặt vẫn đọng lại trong tâm trí tôi như một bài học về lòng nhân hậu.

Câu 4: Các sự việc chính trong câu chuyện được kể là gì?

  1. Cậu bé gặp một người ăn xin già → Cậu bé muốn giúp nhưng không giúp được → Cậu bé và người ăn xin truyền hơi ấm cho nhau.
  2. Hoàn cảnh cậu bé gặp người ăn xin → Cách cậu bé giúp đỡ người ăn xin.
  3. Hoàn cảnh cậu bé gặp một người ăn xin → Cậu bé và người ăn xin giúp đỡ nhau.
  4. Cậu bé gặp một người ăn xin → Cậu bé giúp người ăn xin → Người ăn xin cảm ơn cậu bé.

Câu 5: Cảm xúc của người viết về câu chuyện là gì?

  1. Ấn tượng sâu sắc.
  2. Đọng lại tâm trí như một bài học về lòng nhâu hậu.
  3. Không thấy câu chuyện có nhiều ý nghĩa.
  4. Cả A và B.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?

Có rất nhiều câu chuyện em được nghe kể. Một trong số các câu chuyện mà em thích nhất đó là Sọ Dừa.

  1. Phần thân bài.
  2. Phần mở bài.
  3. Phần kết bài.
  4. Phần triển khai.

Câu 2: Câu sau có thể nằm ở phần nào trong bài văn kể lại một câu chuyện?

“Cô bé Lọ Lem” xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

  1. Phần mở bài.
  2. Phần thân bài.
  3. Phần kết bài.
  4. Phần kết đoạn.

Câu 3: Các từ chuyện kể rằng, không lâu sau, thế rồi, từ đó có tác dụng gì?

  1. Giúp các câu liên kết với nhau một cách mạch lạc.
  2. Kết nối các sự việc với nhau.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2.

Hôm nay, bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.

Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ểch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

       Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Giống như có nhiều người trẻ hiện nay ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất.

Câu 1: Nội dung của câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” được kể trong văn bản trên là gì?

  1. Khuyên nhủ con người nên biết mình biết ta.
  2. Phê phán những kẻ tự cao tự đại, không biết khiêm tốn.
  3. Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
  4. Giúp người đọc nhận thức được vị trí hiện tại của mình.

Câu 2: Người viết có thái độ như thế nào khi nghe xong câu chuyện?

  1. Trung lập.
  2. Phê phán.
  3. Tích cực.
  4. Thờ ơ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay