Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 10 Đọc: Cảm xúc Trường Sa
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10 Đọc: Cảm xúc Trường Sa. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN BÀI 10
ĐỌC: CẢM XÚC TRƯỜNG SA
(19 CÂU)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Quần đảo lớn nào của nước ta được tác giả nhắc tới trong bài 10, chủ đề Uống nước nhớ nguồn là?
- Trường Sa
- Hoàng Sa
- Phú Quốc
- Bạch Long Vĩ
Câu 2: Bài thơ “Cảm xúc Trường Sa” được viết theo thể thơ nào?
- Thơ tự do
- Thơ lục bát
- Thơ 7 chữ
- Thơ 5 chữ
Câu 3: Bài thơ “Cảm xúc Trường Sa” có mấy khổ thơ?
- 5
- 6
- 7
- 8
Câu 4: Bài thơ “Cảm xúc Trường Sa” là tác phẩm của tác giả nào?
- Tố Hữu
- Trần Đăng Khoa
- Nguyễn Khoa Điềm
- Huệ Triệu
Câu 5: Có bao nhiêu hòn đảo được nhắc đến trong khổ thơ hai? Đó là những hòn đảo tên gì?
- 3 hòn đảo: Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quốc
- 4 hòn đảo: Trường Sa, Song Tử Tây, Lý Sơn, Sơn Ca
- 5 hòn đảo: Đá Thị, Len Đao, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn
- 6 hòn đảo: Đá Thị, Len Đao, Sinh Tồn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo
Câu 6: Câu thơ “Bão giăng giăng mặt biển / Đảo oằn mình khát mưa” sử dụng yếu tố nghệ thuật nào dưới đây?
- Nhân hóa
- So sánh
- Ẩn dụ
- Không có yếu tố nghệ thuật
Câu 7: Hình ảnh người lính đảo được gợi tả như thế nào trong khổ thơ năm?
- Nước da ngăm, đôi mắt nhìn xa xăm
- Nụ cười ngời sáng, ánh mắt trìu mến
- Dáng người khỏe khoắn đứng gác
- Khuôn mặt mệt mỏi, buồn chán
Câu 8: Mỗi hạt cát ở Trường Sa quý giá như thế nào?
- Vô giá trị
- Như xương máu
- Như máu thịt
- Như linh hồn
Câu 9: Từ ngữ gạch chân trong câu“Bão giăng giăng mặt biển” sử dụng yếu tố từ loại nào dưới đây?
- Từ đơn
- Từ láy vần
- Từ ghép
- Từ láy toàn phần
Câu 10: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Cảm xúc Trường Sa” là ai?
- người lính đảo
- em – tác giả
- người anh
- người đang yêu
- THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Ở khổ thơ đầu, điều gì gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa?
- Màu hoa muống biển gây bất ngờ với mọi người khi đến Trường Sa.
- Sóng ở Trường Sa to đến bất ngờ
- Cát ở Trường Sa vàng và nhiều sỏi gây bất ngờ cho mọi người.
- Mọi cảnh vật ở Trường Sa đều gây bất ngờ cho mọi người.
Câu 2: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ "Những nhà giàn giữ đảo/ Neo cả nhịp tìm người"? Chọn câu trả lời dưới đây
- Sự thấu hiểu của người dân trước những gian nguy mà người lính nhà giàn phải đương đầu.
- Cảm xúc thương yêu, lo lắng của người ra thăm đảo dành cho người lính Trường Sa.
- Tình yêu tha thiết của người dân Việt đối với biển đảo quê hương.
- Tất cá các ý trên
Câu 3: Ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ?
- Những nhà giàn giữ đảo/Neo cả nhịp tim người
- Nụ cười người lính đảo/Trong gian khó vẫn ngời
- Những tên đảo, tên người/Viết hoa thành Tổ quốc
- Tất cả đáp án trên
Câu 4: Em có suy nghĩ gì cuộc sống vật chất và tâm hồn người lính đảo trong bài thơ “Cảm xúc Trường Sa”?
- Cuộc sống đầy đủ, tâm hồn lạc quan yêu đời
- Cuộc sống khắc nghiệt nhưng tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời
- Cuộc sống khắc nghiệt, tâm hồn buồn tẻ
- Cuộc sống đầy đủ, tâm hồn buồn tẻ
Câu 5: Qua bài thơ, tác giả khẳng định về người lính đảo “Họ chính là những con người gan dạ, dũng cảm, hi sinh tuổi thanh xuân, sức lực để bảo vệ đến từng hòn đảo, vùng biển, lãnh thổ quốc gia và thậm chí là cả tính mạng của mình nhưng không một lời kêu than, oán trách”. Khẳng định trên Đúng hay Sai?
- Đúng
- Sai
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Theo em, nhà thơ muốn nói gì qua hình ảnh "Đóa san hô kiêu hãnh/ Vẫn nở hoa bốn mùa"?
- Nhà thơ muốn nhắc tới những thắng lợi vẻ vang mà những người chiến sĩ đảo xa mang lại, đánh đổi những mất mát mang lại sự yên bình cho quê hương đất nước.
- Câu thơ ẩn chưa hình ảnh thiên nhiên của những đóa san khô quanh năm khoe sắc dù có sống trong môi trường thời tiết khắc nghiệt vẫn luôn giữ được vẻ đẹp.
- Câu thơ là lời nhớ thương của tác giả đối với những người thân yêu hi sinh trên chiến trường, chiến công của họ đẹp đẽ như đóa san khô.
- Nhà thơ muốn nói về sự hi sinh thầm lặng của những người chiến sĩ giống như đóa san hô, dù ở trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên và nở hoa đẹp đẽ.
Câu 2: Dựa vào nội dung của khổ thơ cuối, em thấy được ý nghĩa gì mà khổ thơ mang lại?
- Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ta.
- Những tên đảo, tên người ở Trường Sa góp phần làm nên Tổ quốc vẹn toàn.
- Những người thầm lặng bảo vệ biển trời Tổ quốc đáng được tôn vinh.
- Trường Sa là mảnh đất thân thương, máu thịt của đất nước Việt Nam
Câu 3: Em có nhận xét như thế nào về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ?
- Ngôn ngữ gần gũi; giọng điệu lúc du dương trầm bổng, lúc rộn rã vui tươi.
- Ngôn ngữ trang trọng, giọng điệu vui tươi.
- Ngôn ngữ gần gũi; giọng điệu hào hùng, đanh thép, không kém phần trang trọng.
- Ngôn ngữ tếu táo, hài hước; giọng điệu vui vẻ.
- VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương?
- Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm tự hào dân tộc, yêu mến hơn đối với vùng đất xa xôi của Tổi quốc.
- Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ, xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương.
- Bài thơ đã khơi gợi trong em ý chí và lòng quyết tâm phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, để trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội, cho đất nước Việt Nam.
- Tất cả đáp án trên đều đúng
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 10: Cảm xúc Trường Sa