Kênh giáo viên » Tiếng Việt 4 » Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức

Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Tiếng việt 4 kết nối

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài. 
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả. Nhận xét được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.
  • Nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa và  nói, viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa. 
  • Viết được đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo. 
  • Có ý thức quan sát, khám phá những điều kì diệu, thể hiện sự sáng tạo của bàn tay, khối óc con người.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước. 
  • Video về tiết mục biểu diễn khèn của người Mông. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học (các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước, tiết mục biểu diễn khèn của người Mông) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
          TIẾT 1-2: ĐỌC 

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Đồng cỏ nở hoa. 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhớ nhất bức vẽ nào của bạn nhỏ? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số nhạc cụ dân tộc: 

Khèn

Đàn bầu

Đàn T’rưng

Đàn đá

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc. 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. 

- GV trình chiếu và giới thiệu cho HS về cây khèn của người Mông:

Cửa hàng bán khèn H' Mông dân tộc - NHẠC CỤ PHONG VÂN

+ Cuộc sống của người Mông: 

  • Chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao, khó khăn, thiếu thốn.
  • Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã làm giàu cho bản làng.

+ Cây khèn của người Mông:

  • Được làm từ các loại tre, nứa, trúc; chế tác tại chỗ, sáng tạo của chính những người sử dụng.
  • Nhạc cụ góp phần làm giàu có thêm bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo của đồng bào Mông Tây Bắc. 

+ Tiếng khèn của người Mông: 

  • Người Mông thổ lộ tâm tình qua điệu nhạc du dương, trầm bổng. 
  • Là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu luyện. 
  • Thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước. 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr85, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: 

Bài đọc Thanh âm của núi là sự cảm nhận của tác giả khi đến với miền núi Tây Bắc, được thưởng thức tiếng khèn của người Mông trên đỉnh núi cao, giữa không gian khoáng đạt của rừng núi. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Thanh âm của núi với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả. 

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả. 

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp. 

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.86: 

+ Tây Bắc: vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta. 

+ Vấn vương (như vương vấn): thường cứ phải nghĩ đến,  nhớ đến, không dứt ra được. 

+ Huyền diệu: rất kì lạ, không thể hiểu hết được. 

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi lên Tây Bắc. 

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn. 

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: vấn vương trong lòng, xếp, khéo léo,...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài: 

  • Đến Tây Bắc./ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi. 
  • Núi vút ngàn cao,/ rừng bao la rộng/ cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn/ đầy khát khao, dạt dào sức sống.

+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ  thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng. 

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp. 

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn. 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. 

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. 

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ được giải nghĩa trong SGK và các từ ngữ chưa hiểu. 

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. 

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi. 

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc lại một lần nữa từ ngữ được giải nghĩa trong phần Từ ngữ. 

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa thêm một số từ ngữ khác trong bài. 

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt đoạn mở đầu và tìm câu trả lời. 

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

- HS đọc bài. 

- HS lắng nghe câu hỏi. 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 




 

- HS quan sát hình ảnh. 








 

- HS làm việc nhóm đôi. 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp. 

- HS lắng nghe. 

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. 












 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu. 









 

- HS đọc SGK. 




 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo. 

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 

- HS luyện đọc. 









 

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 

- HS luyện đọc theo cặp, cá nhân. 

 - HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 









 

- HS đọc phần giải nghĩa Từ ngữ. 

 

- HS đọc câu hỏi. 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

- HS đọc câu hỏi. 

 

- HS đóng vai. 



 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 









 

- HS đọc câu hỏi. 

 

- HS thảo luận nhóm. 

- HS trả lời. 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI TRI THỨC

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

ĐỌC

Bài đọc: Anh em sinh đôi - Châu Khuê)

- Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?

- Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?

- Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? 

- Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?

- Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật?

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Danh từ chung, danh từ riêng

1.Xếp các từ trong bông hoa vào nhóm thích hợp?

Hà Nội

Bạch Đằng

Chu Văn An

Cửu Long 

Trần Thị Lý

Cần Thơ

NgườiSôngThành phố
   

2. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: 

Kim Đồng là người anh hùng nhỏ tuổi của Việt Nam. Anh tên thật là Nông Văn Dèn (có nơi viết là Nông Văn Dền), quê ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong lúc làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội ta, anh đã anh dũng hi sinh. Khi đó, anh vừa tròn 14 tuổi. 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI

Bộ trắc nghiệm Tiếng việt 4  kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU

ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát.

B. Thơ sáu chữ.

C. Thơ năm chữ.

D. Thơ tự do.

 

Câu 2: Bài thơ Điều kì diệu do ai sáng tác?

A. Nguyễn Lãm Thắng.

B. Nguyễn Phan Hách.

C. Châu Khuê.

D. Huỳnh Mai Liên.

 

Câu 3: Bài thơ gồm có mấy khổ thơ?

A. 5 khổ thơ.

B. 4 khổ thơ.

C. 6 khổ thơ.

D. 7 khổ thơ.

 

Câu 4: Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả nêu ra sự khác nhau nào giữa các bạn nhỏ?

A. Đôi mắt.

B. Chiều cao.

C. Giọng hát.

D. Tính cách.

 

Câu 5: Khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Điệp ngữ.

B. Nhân hóa.

C. So sánh.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 6: Bạn nhỏ phát hiện ra điều gì trong vườn hoa của mẹ?

A. Những bông hoa lung linh, rực rỡ màu sắc khác nhau và bông hoa nào cũng đẹp.

B. Những bông hoa đều giống y hệt nhau.

C. Có những bông hoa tươi, có những bông hoa đã héo.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 7: Khi giọng ca của tất cả bạn nhỏ hòa quyện thì trở thành gì?

A. Dàn đồng ca lộn xộn.

B. Dàn đồng ca vang lừng.

C. Dàn đồng ca xinh đẹp.

D. Dàn đồng ca đông vui.

 

Câu 8: Những câu thơ nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra mỗi đứa mình một khác?

A. Có bạn thích đứng đầu/ Có bạn hay giận dỗi/ Có bạn thích thay đổi/ Có bạn nhiều ước mơ.

B. Cùng ngân nga câu hát/ Chẳng giọng nào giống nhau.

C. A, B đều sai.

D. A và B đúng.

 

Câu 9: Tác giả đã sử dụng từ láy nào để miêu tả màu sắc những bông hoa trong vườn hoa của mẹ?

A. Long lanh.

B. Lung linh.

C. Lóng lánh.

D. Lấp lánh.

 

Câu 10: Trong bài thơ có xuất hiện một câu hỏi, đó là câu nào?

A. Chẳng giọng nào giống nhau?

B. Mình khác nhau nhiều thế?

C. Liệu mình có cách xa?

D. Ai cũng đều đáng mến?

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt giữa mọi người?

A. Lo lắng rằng mình bị mọi người xa lánh vì sự khác nhau đó.

B. Lo lắng rằng mình không được mọi người yêu quý.

C. Lo lắng rằng giọng hát của mình không hay.

D. Lo lắng rằng vì sự khác nhau đó mà mọi người xa cách, không thể thân thiết được với nhau.

 

Câu 2: Hình ảnh Dàn đồng ca vang lừng ở cuối bài thơ thể hiện điều gì?

A. Một tập thể đông người.

B. Một tập thể thống nhất.

C. Một tập thể thích hát

D. Một tập thể đầy sức mạnh.

 

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

A. Mỗi người có một giọng hát khác nhau.

B. Mọi người cần đoàn kết lại.

C. Mỗi người đều có một đặc điểm riêng, chúng ta nên tự tin về bản thân mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

A. Vui tươi, hồn nhiên.

B. Nhẹ nhàng, trầm lắng.

C. Tình cảm, tha thiết.

D. Hào hứng, dồn dập.

 

Câu 5: Bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

A. Nên học tập để trở nên giống người khác.

B. Tự tin là chính mình.

C. Biết giúp đỡ mọi người.

D. Biết yêu thương mọi người.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về bài thơ?

A. Bài thơ thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên của các bạn nhỏ.

B. Bài thơ do nhà thơ Huỳnh Mai Liên sáng tác.

C. Bài thơ muốn nói rằng mỗi người đều đặc biệt, không ai giống ai.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Bài thơ sử dụng bao nhiêu từ láy?

A. 3 từ.

B. 4 từ.

C. 5 từ.

D. 6 từ.

 

Câu 3: Khổ thơ sau có những danh từ nào?

Tớ bỗng phát hiện ra

Trong vườn hoa của mẹ

Lung linh màu sắc thế

Từng bông hoa tươi xinh.

A. vườn, hoa, màu sắc, từng, bông hoa.

B. vườn, hoa, mẹ, màu sắc, bông hoa.

C. tớ, vườn, hoa, mẹ, từng, bông hoa.

D. tớ, vườn, mẹ, màu, hoa, xinh.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Chúng ta cần có thái độ như thế nào với những người có đặc điểm khác nhau xung quanh ta?

A. Tôn trọng.

B. Coi thường.

C. Bàn tán, nói xấu.

D. Ghen ghét, đố kị.

 B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. C

2. D

3. A

4. C

5. A

6. A

7. B

8. D

9. B

10. C

 II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. D

2. A

3. C

4. A

5. B

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. A

3. B

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1. A

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIẾNG VIỆT 4 KẾT NỐI

Bộ đề Tiếng việt 4 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG TH……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số




 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

  1. TIẾNG VIỆT (5 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau:

THANH KIẾM VÀ HOA HỒNG

Một lần thanh kiếm và hoa hồng cãi nhau, thanh kiếm cao giọng bảo: 

– Tôi khoẻ hơn bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn bạn yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặc giã được. 

Hoa hồng ngạc nhiên: 

– Tôi không hiểu vì sao mà anh lại chê tôi như vậy? Hay là anh ganh tị vì anh không thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi? 

– Bạn nhầm to. Bạn đẹp thật nhưng vẻ đẹp của bạn chẳng để làm gì. – Thanh kiếm lắc đầu, mỉa mai. 

Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ ông phân xử.

Nhà thông thái ôn tồn giải thích: 

– Con người cần cả kiếm và hoa hồng, các cháu ạ. Kiếm giúp con người chống lại kẻ thù và tránh được các hiểm hoạ. Còn hoa hồng đem lại hương thơm, sự ngọt ngào, niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim của họ... 

Thanh kiếm và hoa hồng hiểu ra, chúng rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa. 

(Theo truyện cổ tích Ả Rập)

Câu 1. Tại sao thanh kiếm cho rằng nó có ích còn hoa hồng vô ích? 

a. Nó khoẻ, chống được thiên tai, giặc giã; còn hoa hồng yếu ớt. 

b. Nó khoẻ mạnh nên nó chống được thiên tai, giặc giã. 

c. Hoa hồng yếu ớt không thể có sức lực để chống lại giặc giã. 

Câu 2. Hoa hồng hiểu sự chê bai của thanh kiếm xuất phát từ lí do nào? 

a. Thanh kiếm là một kẻ thiển cận. 

b. Thanh kiếm ganh tị với hương thơm và vẻ đẹp của hoa hồng. 

c. Thanh kiếm không hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng. 

Câu 3. Nhà thông thái đã giải thích điều gì cho thanh kiếm và hoa hồng? 

a. Vẻ đẹp của hoa hồng, sự cần thiết của hoa hồng. 

b. Công dụng của thanh kiếm đối với cuộc sống của con người. 

c. Vai trò của thanh kiếm và hoa hồng đối với cuộc sống của con người. 

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 

a. Không nên kiêu căng, tự phụ, tự cho mình hơn hẳn người khác. 

b. Không nên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. 

c. Con người cần cả sức mạnh, hương thơm, niềm tin và sự ngọt ngào.

2. Luyện từ và câu

Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: “Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử”

Câu 6. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng và điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Thảm họa ................ đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.

b. Trong mưa xuất hiện những ................ long trời, lở đất.

c. Chúng tôi phản đối ................ và mong muốn hòa bình.

d. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ................ hằng năm.

Câu 7. Đặt câu theo gợi ý sau:

a. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người. 

b. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa danh.

  1. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Câu 8. Nghe – viết (2 điểm)

Sau cơn mưa

Những bông râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời trong vắt đến nỗi một sợi tơ nhện mới giăng lất phất trong gió mát cũng ánh lên như sợi bạc nhỏ nhẹ và dẻo quánh. Mẹ gà mừng rỡ “tục tục” dắt bầy con xinh xẻo quây quanh vũng nước đọng trong vườn, ở đó mấy chú giun mệt mỏi đang lê mình chạy trốn. Những tấm lá mùng xanh nõn nà, trên lá còn đọng vài giọt mưa trong vắt lung linh như những hạt ngọc; trông thật đẹp. 

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 9. Viết bài văn (3 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT – KẾT NỐI TRI THỨC

A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4
abcc

Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

Bỗng lúc đó một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử

Câu 6: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

a. Thảm họa sóng thần đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.

b. Trong mưa xuất hiện những tiếng ầm long trời, lở đất.

c. Chúng tôi phản đối chiến tranh và mong muốn hòa bình.

d. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra lũ lụt hằng năm.

Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (HS luyện tập đặt câu sáng tạo)

a. Con mèo nhà bạn Linh thật là xinh.

b. Hà Nội là nơi em sinh ra và lớn lên.

B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

CâuNội dung đáp ánBiểu điểm

Câu 8

(2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: 1 điểm

+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0, 25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,5 điểm



 

0,25 điểm

Câu 9

* Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:

- Mở bài (0,5 điểm)

+ Giới thiệu về tiết học mà me nhớ và có kỉ niệm.

+ Tiết học học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học.

- Thân bài (1,25) điểm

+ Kể lại các chi tiết của lớp trước khi vào tiết học:

  • Thầy cô giáo bước vào lớp.
  • Học sinh chào thầy cô.
  • Quá trình thầy cô giới thiệu tiết học.

+ Kể lại các hình ảnh trong khi học:

  • Lớp học tập như thế nào?
  • Các bạn học sinh thi đua học tập như thế nào?
  • Em liên tưởng đến hình ảnh được nhắn đến trong bài học là gì?
  • Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân như thế nào?

+ Kể lại hình ảnh kết thúc tiết học

  • Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài như thế nào?
  • Thầy cô kết thúc bài học như thế nào?

- Kết bài (0,5 điểm)

+ Nêu cảm nghĩ về tiết học. Bày tỏ cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè ra sao?

* Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

* Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

* Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,25 điểm





















 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Tiếng Việt 4 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ tiếng Việt 4 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Tiếng Việt 4 kết nối tri thức, soạn tiếng Việt 4 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay