Trắc nghiệm Tiếng việt 4 KNTT bài 2: Nói và nghe - Tôi và bạn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Nói và nghe - Tôi và bạn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 2: THI NHẠC

NÓI VÀ NGHE: TÔI VÀ BẠN

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Khi giới thiệu về bản thân, chúng ta có thể giới thiệu điều gì? 

  1. Tên, tuổi.
  2. Đặc điểm ngoại hình nổi bật.
  3. Đặc điểm tính cách.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Khi giới thiệu về một người bạn của em, em có thể nói những gì?

  1. Đặc điểm nổi bật của người bạn.
  2. Điều tốt của bạn mà em muốn học tập.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 3: Đoạn văn sau giới thiệu điều gì về bạn Đỗ Khánh Linh?

Đỗ Khánh Linh là tên gọi của em. Em đã được chín tuổi rồi. Em đang học lớp 4B, trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Gia đình của em gồm có bốn thành viên: bố, mẹ, anh trai và em. Trong lớp, em chơi thân nhất với bạn Hoài. Môn học yêu thích nhất của em là Tiếng Việt. Cuối tuần, em và anh trai sẽ ngồi xem hoạt hình, chơi cờ vua hoặc đi bơi. Em sẽ học tập thật tốt để bố mẹ cảm thấy tự hào.

  1. Tên, tuổi, trường lớp, môn học yêu thích.
  2. Gia đình, bạn thân nhất.
  3. Những hoạt động thường làm cuối tuần.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đoạn văn sau giới thiệu điều gì về bạn Diệp Chi?

Chào các bạn! Tớ tên là Diệp Chi, tớ 9 tuổi, học lớp 4C. Tớ thích nghe nhạc, đọc sách và xem phim hoạt hình. Tớ không thích những bộ phim hành động. Tớ có thể làm thơ và vẽ tranh. Tớ rất vui vì được học cùng lớp với các bạn. Tớ rất yêu quý các bạn!

  1. Gia đình.
  2. Sở thích.
  3. Bạn thân.
  4. Tính cách.

Câu 5: Bạn Trương Kiều Oanh đã giới thiệu ước mơ của mình là gì trong đoạn văn sau?

Em là Trương Kiều Oanh. Em sinh ra và lớn lên tại cố đô Huế xinh đẹp, nơi có dòng Hương Giang thơ mộng chảy qua. Sở thích của em là hát và học Tiếng Việt. Bố mẹ em đều là giáo viên. Em ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo dạy Văn học như mẹ của mình.

  1. Trở thành cô giáo dạy Văn.
  2. Trở thành bác sĩ.
  3. Trở thành ca sĩ.
  4. Trở thành nhà thiết kế thời trang.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Câu 1: Đoạn văn sau sử dụng những danh từ chỉ người nào?

Gia đình của em gồm có bốn thành viên: bố, mẹ, anh trai và em. Trong lớp, em chơi thân nhất với bạn Hoài. Môn học yêu thích nhất của em là Tiếng Việt. Cuối tuần, em và anh trai sẽ ngồi xem hoạt hình, chơi cờ vua hoặc đi bơi. Em sẽ học tập thật tốt để bố mẹ cảm thấy tự hào.

  1. Bố, mẹ, anh trai, bạn.
  2. Bố, mẹ, anh trai, gia đình.
  3. Bố, mẹ, anh trai, em, gia đình.
  4. Bố, mẹ, anh trai, gia đình, bạn.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 2, 3:

Ở câu lạc bộ cầu lông, em rất quý bạn Quang. Quang là một chàng trai có chiều cao ấn tượng và nước da rám nắng khỏe khoắn. Cậu ấy chơi cầu lông rất giỏi, đem về nhiều huy chương cấp thành phố, cấp tỉnh cho câu lạc bộ. Quang còn được mọi người yêu quý, bởi sự chăm chỉ, chịu khó rèn luyện và thường xuyên quan tâm, chỉ dẫn cho các bạn thành viên mới. Với em, Quang vừa là bạn, vừa là tấm gương tốt để cố gắng noi theo.

Câu 2: Bạn Quang trong đoạn văn trên có dáng vẻ bên ngoài như thế nào?

  1. Chiều cao ấn tượng, nước da trắng trẻo, khỏe mạnh.
  2. Dáng người cao ráo, lực lưỡng.
  3. Dáng người nhỏ bé, nước da rám nắng khỏe khoắn.
  4. Chiều cao ấn tượng, nước da rám nắng khỏe khoắn.

Câu 3: Tại sao người viết nói rằng Quang là tấm gương tốt để noi theo?

  1. Thường xuyên quan tâm, chỉ dẫn cho các bạn thành viên mới trong câu lạc bộ cầu lông.
  2. Quang rất chăm chỉ, chịu khó rèn luyện.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 4, 5:

Thanh Hằng là người bạn hàng xóm thân thiết của em. Cậu ấy có vẻ ngoài nhỏ nhắn với mái tóc đen lúc nào cũng được buộc thành chiếc đuôi nhỏ. Em và Hằng đã chơi với nhau từ khi còn bé, nên em luôn cảm nhận được rằng cậu ấy là một người bạn rất tốt. Hằng học rất giỏi nên thường chỉ cho em các bài khó và không hề phàn nàn gì cả. Ngoài giờ học, Hằng giúp bố mẹ chăm sóc cho vườn hoa trước sân và làm các công việc nhà lặt vặt khác. Người lớn xung quanh ai cũng khen cậu ấy là một người con ngoan và giỏi giang. Em rất vui vẻ và tự hào khi được là người bạn thân nhất của Thanh Hằng.

Câu 4: Khi giới thiệu về người bạn thân Thanh Hằng, người viết đã giới thiệu đặc điểm ngoại hình nào của Thanh Hằng?

  1. Vẻ ngoài nhỏ nhắn với mái tóc dài rất thướt tha.
  2. Vẻ ngoài nhỏ nhắn với mái tóc đen lúc nào được buộc thành chiếc đuôi nhỏ.
  3. Vẻ ngoài nhỏ nhắn, làn da trắng như trứng gà bóc.
  4. Vẻ ngoài nhỏ nhắn, đôi mắt to tròn rất đáng yêu.

Câu 5: Tại sao người viết lại cảm thấy vui vẻ và tự hào khi được là người bạn thân nhất của Thanh Hằng?

  1. Vì Thanh Hằng rất xinh xắn.
  2. Vì Thanh Hằng là người con ngoan và rất giỏi giang.
  3. Vì Thanh Hằng chơi thể thao rất giỏi.
  4. Vì Thanh Hằng học rất giỏi.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Ben vốn dĩ là một người mù, hai con mắt của anh đã bị bỏ đi năm anh mới lên 3 tuổi vì bệnh ung thư. Ngay từ nhỏ để phục vụ cho cuộc sống của mình Ben đã làm quen với việc định vị mọi vật xung quanh bằng âm thanh và cho đến bây giờ Ben có thể làm tất cả mọi hoạt động như những người bình thường khác mà không cần đến đôi mắt. Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm và cho biết rằng khả năng định vị bằng âm thanh của Ben đã lên đến mức đỉnh cao, ngang ngửa với độ nhạy âm thanh của loài cá heo, tức là đã vượt qua giới hạn cho phép ở một người bình thường, chính điều này đã vô tình biến anh trở thành một trong số nhữngsiêu nhân được khoa học biết đến.

Câu 1: Đã có chuyện gì xảy ra với Ben?

  1. Hai con mắt bị bỏ đi năm lên 3 tuổi vì bệnh ung thư.
  2. Ben không thể nghe được.
  3. Ben không thể nói được.
  4. Ben bị tật ở chân, không thể đi lại bình thường.

Câu 2: Ben đã làm gì để phục vụ cho cuộc sống của mình?

  1. Nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ.
  2. Học ngôn ngữ dành cho người mù.
  3. Làm quen với việc định vị mọi vật xung quanh bằng âm thanh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Tại sao Ben được gọi là siêu nhân?

  1. Ben có thể định vị và nhận biết mọi thứ như người bình thường.
  2. Ben có thể định vị và nhận biết mọi thứ với tốc độ nhanh hơn người bình thường.
  3. Ben có thể định vị và nhận biết mọi thứ bằng âm thanh.
  4. Khả năng định vị bằng âm thanh của Ben đã lên đến mức đỉnh cao, ngang ngửa với độ nhạy âm thanh của loài cá heo, đã vượt qua giới hạn cho phép ở một người bình thường.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2:

Người đang chơi đàn ghi ta trên sân khấu là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng. Nhìn anh chơi đàn hào hứng, say sưa, em vô cùng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. Chắc chắn là anh đã phải mất rất nhiều công sức, đã phải nỗ lực vượt qua chính mình để tập đàn mới có được những thành công đáng khâm phục như vậy.

Câu 1: Dòng nào dưới đây là đúng khi nói về người chơi đàn ghi-ta trong đoạn văn trên?

  1. Là một người khuyết tật không có tay trái.
  2. Là một người khuyết tật không có tay phải.
  3. Là một người không nhìn thấy được.
  4. Là một người không nói được.

Câu 2: Người chơi đàn ghi-ta trong đoạn văn trên đem đến bài học gì?

  1. Bài học về nghị lực.
  2. Bài học về sự theo đuổi ước mơ.
  3. Bài học về lí tưởng sống.
  4. Bài học về lòng yêu thương.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay