Kênh giáo viên » Tiếng Việt 4 » Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận

Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo tiếng việt 4 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. TIẾNG VIỆT (5 điểm)
  2. Đọc hiểu văn bản

Đọc đoạn văn sau:

THANH KIẾM VÀ HOA HỒNG

Một lần thanh kiếm và hoa hồng cãi nhau, thanh kiếm cao giọng bảo:

– Tôi khoẻ hơn bạn, chắc chắn sẽ giúp ích được cho con người nhiều hơn rồi! Còn bạn yếu ớt và mảnh dẻ thế kia thì làm sao mà chống chọi với thiên tai, giặc giã được.

Hoa hồng ngạc nhiên:

– Tôi không hiểu vì sao mà anh lại chê tôi như vậy? Hay là anh ganh tị vì anh không thể có được hương thơm và vẻ đẹp lộng lẫy của tôi?

– Bạn nhầm to. Bạn đẹp thật nhưng vẻ đẹp của bạn chẳng để làm gì. – Thanh kiếm lắc đầu, mỉa mai.

Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, chúng bèn nhờ ông phân xử.

Nhà thông thái ôn tồn giải thích:

– Con người cần cả kiếm và hoa hồng, các cháu ạ. Kiếm giúp con người chống lại kẻ thù và tránh được các hiểm hoạ. Còn hoa hồng đem lại hương thơm, sự ngọt ngào, niềm vui sướng cho cuộc sống và trái tim của họ...

Thanh kiếm và hoa hồng hiểu ra, chúng rối rít cảm ơn nhà thông thái. Cả hai bắt tay nhau thân thiện và không bao giờ cãi nhau nữa.

(Theo truyện cổ tích Ả Rập)

Câu 1. Tại sao thanh kiếm cho rằng nó có ích còn hoa hồng vô ích?

  1. Nó khoẻ, chống được thiên tai, giặc giã; còn hoa hồng yếu ớt.
  2. Nó khoẻ mạnh nên nó chống được thiên tai, giặc giã.
  3. Hoa hồng yếu ớt không thể có sức lực để chống lại giặc giã.

Câu 2. Hoa hồng hiểu sự chê bai của thanh kiếm xuất phát từ lí do nào?

  1. Thanh kiếm là một kẻ thiển cận.
  2. Thanh kiếm ganh tị với hương thơm và vẻ đẹp của hoa hồng.
  3. Thanh kiếm không hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của hoa hồng.

Câu 3. Nhà thông thái đã giải thích điều gì cho thanh kiếm và hoa hồng?

  1. Vẻ đẹp của hoa hồng, sự cần thiết của hoa hồng.
  2. Công dụng của thanh kiếm đối với cuộc sống của con người.
  3. Vai trò của thanh kiếm và hoa hồng đối với cuộc sống của con người.

Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

  1. Không nên kiêu căng, tự phụ, tự cho mình hơn hẳn người khác.
  2. Không nên cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống.
  3. Con người cần cả sức mạnh, hương thơm, niềm tin và sự ngọt ngào.
  4. Luyện từ và câu

Câu 5. Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau: “Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử”

Câu 6. Tìm các danh từ chỉ hiện tượng và điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

  1. Thảm họa ................ đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
  2. Trong mưa xuất hiện những ................ long trời, lở đất.
  3. Chúng tôi phản đối ................ và mong muốn hòa bình.
  4. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra ................ hằng năm.

Câu 7. Đặt câu theo gợi ý sau:

  1. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên người.
  2. Đặt câu có chứa danh từ riêng chỉ tên địa danh.

 

  1. TẬP LÀM VĂN (5 điểm)

Câu 8. Nghe – viết (2 điểm)

Sau cơn mưa

Những bông râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời trong vắt đến nỗi một sợi tơ nhện mới giăng lất phất trong gió mát cũng ánh lên như sợi bạc nhỏ nhẹ và dẻo quánh. Mẹ gà mừng rỡ “tục tục” dắt bầy con xinh xẻo quây quanh vũng nước đọng trong vườn, ở đó mấy chú giun mệt mỏi đang lê mình chạy trốn. Những tấm lá mùng xanh nõn nà, trên lá còn đọng vài giọt mưa trong vắt lung linh như những hạt ngọc; trông thật đẹp.

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 9. Viết bài văn (3 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.

BÀI LÀM:

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

a

b

c

c

Câu 5: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

Bỗng lúc đó có một nhà thông thái đi tới, hoa hồng và thanh kiếm bèn nhờ ông phân xử”

Câu 6: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:

  1. Thảm họa sóng thần đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
  2. Trong mưa xuất hiện những tiếng ầm long trời, lở đất.
  3. Chúng tôi phản đối chiến tranh và mong muốn hòa bình.
  4. Các tỉnh miền Trung thường xảy ra lũ lụt hằng năm.

Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (HS luyện tập đặt câu sáng tạo)

  1. Con mèo nhà bạn Linh thật là xinh.
  2. Hà Nội là nơi em sinh ra và lớn lên.
  3. LÀM VĂN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 8

(2 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu

+ Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 1,5 điểm

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: 1 điểm

+ Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0, 25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,5 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 9

* Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:

- Mở bài (0,5 điểm)

+ Giới thiệu về tiết học mà me nhớ và có kỉ niệm.

+ Tiết học học bài gì? Cảm nhận thế nào về không khí buổi học.

- Thân bài (1,25) điểm

+ Kể lại các chi tiết của lớp trước khi vào tiết học:

·        Thầy cô giáo bước vào lớp.

·        Học sinh chào thầy cô.

·        Quá trình thầy cô giới thiệu tiết học.

+ Kể lại các hình ảnh trong khi học:

·        Lớp học tập như thế nào?

·        Các bạn học sinh thi đua học tập như thế nào?

·        Em liên tưởng đến hình ảnh được nhắn đến trong bài học là gì?

·        Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân như thế nào?

+ Kể lại hình ảnh kết thúc tiết học

·        Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài như thế nào?

·        Thầy cô kết thúc bài học như thế nào?

- Kết bài (0,5 điểm)

+ Nêu cảm nghĩ về tiết học. Bày tỏ cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè ra sao?

* Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.

* Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.

* Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

2,25 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

 

 

4

 

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

1

 

 

 

3

3,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

2,0

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

 

 

1

 

1

3,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

1

1

2

 

1

4

5

10,0

Điểm số

1

1

0,5

1

0,5

3

 

3

2

8

10,0

Tổng số điểm

2 điểm

20 %

1,5 điểm

15 %

3,5 điểm

35 %

3 điểm

30 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

 

Nhận biết

 

- Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Thông hiểu

 

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học

 

1

 

C3

Vận dụng

- Nêu được ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải.

 

1

 

C4

TỪ CÂU 5 – CÂU 7

3

 

 

 

 

 

 

 

2. Luyện từ và câu

 

 

Nhận biết

 

- Tìm được các động từ trong câu.

 

1

C5

 

Thông hiểu

 

- Hiểu nghĩa và sử dụng được các danh từ đã học.

 

1

C6

 

Vận dụng

- Đặt được câu đúng ngữ pháp, có sử dụng danh từ riêng chỉ tên người và tên địa danh.

 

1

C7

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Vận dụng

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C8

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng cao

- Nắm được bố cục của một bài viết (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được các chi tiết trong buổi học đáng nhớ của em.

- Vận dụng được các kiến thức đã học để kể về tiết học.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C9

 

Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi tiếng việt 4 kết nối tri thức có ma trận

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 tiếng việt 4 kết nối tri thức, đề tiếng việt 4 sách kết nối tri thức, đề thi tiếng việt 4 sách kết nối tri thức mới

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay