Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức

Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn tiếng việt 4 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 1: ĐIỀU KÌ DIỆU

ĐỌC: ĐIỀU KÌ DIỆU

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  1. Thơ lục bát.
  2. Thơ sáu chữ.
  3. Thơ năm chữ.
  4. Thơ tự do.

 

Câu 2: Bài thơ Điều kì diệu do ai sáng tác?

  1. Nguyễn Lãm Thắng.
  2. Nguyễn Phan Hách.
  3. Châu Khuê.
  4. Huỳnh Mai Liên.

 

Câu 3: Bài thơ gồm có mấy khổ thơ?

  1. 5 khổ thơ.
  2. 4 khổ thơ.
  3. 6 khổ thơ.
  4. 7 khổ thơ.

 

Câu 4: Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả nêu ra sự khác nhau nào giữa các bạn nhỏ?

  1. Đôi mắt.
  2. Chiều cao.
  3. Giọng hát.
  4. Tính cách.

 

Câu 5: Khổ thơ thứ hai sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Điệp ngữ.
  2. Nhân hóa.
  3. So sánh.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 6: Bạn nhỏ phát hiện ra điều gì trong vườn hoa của mẹ?

  1. Những bông hoa lung linh, rực rỡ màu sắc khác nhau và bông hoa nào cũng đẹp.
  2. Những bông hoa đều giống y hệt nhau.
  3. Có những bông hoa tươi, có những bông hoa đã héo.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 7: Khi giọng ca của tất cả bạn nhỏ hòa quyện thì trở thành gì?

  1. Dàn đồng ca lộn xộn.
  2. Dàn đồng ca vang lừng.
  3. Dàn đồng ca xinh đẹp.
  4. Dàn đồng ca đông vui.

 

Câu 8: Những câu thơ nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra mỗi đứa mình một khác?

  1. Có bạn thích đứng đầu/ Có bạn hay giận dỗi/ Có bạn thích thay đổi/ Có bạn nhiều ước mơ.
  2. Cùng ngân nga câu hát/ Chẳng giọng nào giống nhau.
  3. A, B đều sai.
  4. A và B đúng.

 

Câu 9: Tác giả đã sử dụng từ láy nào để miêu tả màu sắc những bông hoa trong vườn hoa của mẹ?

  1. Long lanh.
  2. Lung linh.
  3. Lóng lánh.
  4. Lấp lánh.

 

Câu 10: Trong bài thơ có xuất hiện một câu hỏi, đó là câu nào?

  1. Chẳng giọng nào giống nhau?
  2. Mình khác nhau nhiều thế?
  3. Liệu mình có cách xa?
  4. Ai cũng đều đáng mến?

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt giữa mọi người?

  1. Lo lắng rằng mình bị mọi người xa lánh vì sự khác nhau đó.
  2. Lo lắng rằng mình không được mọi người yêu quý.
  3. Lo lắng rằng giọng hát của mình không hay.
  4. Lo lắng rằng vì sự khác nhau đó mà mọi người xa cách, không thể thân thiết được với nhau.

 

Câu 2: Hình ảnh Dàn đồng ca vang lừng ở cuối bài thơ thể hiện điều gì?

  1. Một tập thể đông người.
  2. Một tập thể thống nhất.
  3. Một tập thể thích hát
  4. Một tập thể đầy sức mạnh.

 

Câu 3: Bài thơ thể hiện nội dung gì?

  1. Mỗi người có một giọng hát khác nhau.
  2. Mọi người cần đoàn kết lại.
  3. Mỗi người đều có một đặc điểm riêng, chúng ta nên tự tin về bản thân mình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 4: Bài thơ được đọc với giọng thế nào?

  1. Vui tươi, hồn nhiên.
  2. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
  3. Tình cảm, tha thiết.
  4. Hào hứng, dồn dập.

 

Câu 5: Bài thơ muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

  1. Nên học tập để trở nên giống người khác.
  2. Tự tin là chính mình.
  3. Biết giúp đỡ mọi người.
  4. Biết yêu thương mọi người.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về bài thơ?

  1. Bài thơ thể hiện sự vui tươi, hồn nhiên của các bạn nhỏ.
  2. Bài thơ do nhà thơ Huỳnh Mai Liên sáng tác.
  3. Bài thơ muốn nói rằng mỗi người đều đặc biệt, không ai giống ai.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Bài thơ sử dụng bao nhiêu từ láy?

  1. 3 từ.
  2. 4 từ.
  3. 5 từ.
  4. 6 từ.

 

Câu 3: Khổ thơ sau có những danh từ nào?

Tớ bỗng phát hiện ra

Trong vườn hoa của mẹ

Lung linh màu sắc thế

Từng bông hoa tươi xinh.

  1. vườn, hoa, màu sắc, từng, bông hoa.
  2. vườn, hoa, mẹ, màu sắc, bông hoa.
  3. tớ, vườn, hoa, mẹ, từng, bông hoa.
  4. tớ, vườn, mẹ, màu, hoa, xinh.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Chúng ta cần có thái độ như thế nào với những người có đặc điểm khác nhau xung quanh ta?

  1. Tôn trọng.
  2. Coi thường.
  3. Bàn tán, nói xấu.
  4. Ghen ghét, đố kị.

 

B. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

1. C

2. D

3. A

4. C

5. A

6. A

7. B

8. D

9. B

10. C

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

1. D

2. A

3. C

4. A

5. B

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

1. D

2. A

3. B

IV. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

1. A

Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức
Trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi

BÀN GIAO:

  • Đã có đủ kì 1 + 1/2 kì II
  • 10/01: Có đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Từ khóa: trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập tiếng việt 4 kết nối tri thức

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay