Trắc nghiệm Tiếng việt 4 KNTT bài 3: Viết - Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Viết - Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 3: ANH EM SINH ĐÔI

VIẾT: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Đề bài nào dưới đây là chính xác cho yêu cầu viết một đoạn văn nêu ý kiến? 

  1. Viết đoạn văn phân tích một nhân vật trong một câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe.
  2. Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một cuốn sách.
  3. Viết đoạn văn miêu tả cảnh bình minh trên biển.
  4. Viết đoạn văn giới thiệu về một cuốn sách em yêu thích nhất.

Câu 2: Đoạn văn nêu ý kiến về một đối tượng nào đó gồm có mấy phần?

  1. 2 phần.
  2. 4 phần.
  3. 1 phần.
  4. 3 phần.

Câu 3: Nhiệm vụ của phần mở đầu đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện là gì?

  1. Giới thiệu tên câu chuyện và nêu ý kiến chung về câu chuyện.
  2. Nêu cảm nhận của em về câu chuyện.
  3. Tóm tắt nội dung câu chuyện.
  4. Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 4: Phần triển khai của đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện cần làm gì?

  1. Nêu một hoặc một số lí do yêu thích câu chuyện.
  2. Chọn dẫn chứng cụ thể giúp người đọc hiểu rõ lí do yêu thích câu chuyện.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 5: Phần kết thúc của đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện có mục đích gì?

  1. Nêu chi tiết hoặc nhân vật trong câu chuyện mà mình ấn tượng nhất.
  2. Nêu ý nghĩa của câu chuyện đối với em.
  3. Nêu bài học em rút ra được từ câu chuyện.
  4. Khẳng định lại ý kiến của em với câu chuyện.

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU) 

Đọc đề bài sau và trả lời các câu hỏi 1 và 2:

Hãy viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 1: Đối tượng mà em sẽ nêu ý kiến cho đề bài trên là gì?

  1. Câu chuyện về tình cảm gia đình em đã đọc hoặc đã nghe.
  2. Câu chuyện về công chúa, hoàng tử em đã đọc hoặc đã nghe.
  3. Câu chuyện về những người tốt bụng em đã đọc hoặc đã nghe.
  4. Câu chuyện về những người anh hùng em đã đọc hoặc đã nghe.

Câu 2: Ý nào sau đây phù hợp cho phần triển khai của đoạn văn?

  1. Điều khiến câu chuyện hấp dẫn với em.
  2. Nhân vật thú vị trong câu chuyện.
  3. Chi tiết ấn tượng trong câu chuyện.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện cần đảm bảo yêu cầu nào?

  1. Thông tin về câu chuyện rõ ràng, đầy đủ.
  2. Lí do yêu thích câu chuyện được trình bày thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể.
  3. A, B đều đúng.
  4. A, B đều sai.

Câu 4: Khi nêu lí do mình thích một câu chuyện, ý nào sau đây là phù hợp?

  1. Các nhân vật trong câu chuyện được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
  2. Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
  3. Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

III. VẬN DỤNG (04 CÂU) 

Đọc đề bài sau và trả lời các câu hỏi:

Viết đoạn văn nêu lí do em yêu thích câu chuyện “Thi nhạc” em đã học ở bài 2.

Câu 1: Yêu cầu của đề bài trên là gì?

  1. Nêu lí do em yêu thích một nhân vật nào đó trong câu chuyện Thi nhạc.
  2. Nêu lí do em yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
  3. Miêu tả những đặc điểm của nhân vật mà em yêu thích trong câu chuyện Thi nhạc.
  4. Nêu lí do em không thích câu chuyện Thi nhạc.

Câu 2: Câu nào sau đây thích hợp làm câu mở đầu cho đoạn văn?

  1. Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách kể về ngày thi tốt nghiệp của các học trò của thầy giáo vàng anh.
  2. Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách là một câu chuyện giàu trí tưởng tượng.
  3. Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách kể về nhân vật thầy giáo vàng anh.
  4. Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách đã mở ra trước mắt em một cuộc biểu diễn âm nhạc vô cùng đặc sắc và ấn tượng.

Câu 3: Dòng nào sau đây thích hợp cho phần triển khai của đoạn văn?

  1. Mỗi nhân vật trong câu chuyện đều là những con vật quen thuộc, ta có thể bắt gặp rất nhiều trong những câu chuyện cổ tích.
  2. Bài trình diễn âm nhạc của mỗi con vật trong câu chuyện đều vô cùng độc đáo và có những nét nổi bật riêng khiến mỗi nhân vật đều như một người nghệ sĩ thực thụ.
  3. Mỗi nhân vật trong câu chuyện đều khoác lên mình những bộ quần áo rực rỡ sắc màu.
  4. Mỗi nhân vật trong câu chuyện đều đại diện cho một mùa trong năm.

Câu 4: Em sẽ thể hiện cảm xúc như thế nào để phù hợp với đề bài?

  1. Buồn bã.
  2. Tức giận.
  3. Yêu thích, hứng thú.
  4. Gấp gáp.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 và 2:

          Em vừa được nghe bà kể chuyện, truyện có tên là “Cây bút thần”. Trong truyện, em rất thích nhân vật Mã Lương. Bởi vì nhân vật này vừa tài năng vừa tốt bụng. Cậu đã được tặng cho một cây bút thần. Mọi vật được vẽ bằng cây bút có thể biến thành thật. Mã Lương đã dùng cây bút để giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ tham lam. Nhân vật này đã nhắc nhở em một bài học về tình yêu thương con người và phải biết giúp đỡ mọi người gặp khó khăn.

Câu 1: Đối tượng của đoạn văn trên là gì?

  1. Ý nghĩa câu chuyện Cây bút thần.
  2. Những đồ vật được vẽ bởi cây bút thần.
  3. Chiếc bút thần kì trong câu chuyện Cây bút thần.
  4. Nhân vật Mã Lương trong câu chuyện Cây bút thần.

Câu 2: Tại sao người viết lại yêu thích nhân vật Mã Lương trong câu chuyện Cây bút thần?

  1. Vì Mã Lương vừa tài năng vừa tốt bụng.
  2. Vì Mã Lương vẽ đẹp.
  3. Vì Mã Lương đã tặng nhiều đồ vật cho người nghèo.
  4. Vì Mã Lương đã may quần áo mới cho những người nghèo khổ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay