Trắc nghiệm KNTT: Bài 2 - Đọc - Thi nhạc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 - Đọc - Thi nhạc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺ

BÀI 2: THI NHẠC

ĐỌC: THI NHẠC

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Thi nhạc có những nhân vật nào?

A. Thầy giáo vàng anh, ve sầu, gà trống, dế mèn, họa mi.

B. Thầy giáo vàng anh, ve sầu, gà mái, dế mèn, họa mi.

C. Thầy giáo vàng anh, ve sầu, gà trống, dế mèn, chim sẻ.

D. Thầy giáo vàng anh, ve sầu, gà mái, dế, mèn, chim sẻ.

 

Câu 2: Ai là người biểu diễn tác phẩm đầu tiên?

A. Họa mi.

B. Gà trống.

C. Ve sầu.

D. Dế mèn.

 

Câu 3: Ve sầu biểu diễn bản nhạc gì?

A. Mùa xuân.

B. Mùa đông.

C. Mùa thu.

D. Mùa hè.

 

Câu 4: Ai là người trình bày khúc nhạc Bình minh?

A. Dế mèn.

B. Họa mi.

C. Gà trống.

D. Ve sầu.

 

Câu 5: Gà trống được miêu tả bằng chi tiết nào sau đây?

A. Duyên dáng với bộ áo rực rỡ sắc màu.

B. Kiêu hãnh ngẩng đầu với cái mũ đỏ chói.

C. Ngại ngùng kéo chiếc mũ đỏ xuống thấp.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 6: Chiếc áo của dế mèn có màu gì?

A. Màu nâu óng.

B. Màu đen tuyền.

C. Màu vàng óng.

D. Màu đỏ rực.

 

Câu 7: Khi lắng nghe bản nhạc Mùa thu của dế mèn, thầy vàng anh có phản ứng như thế nào?

A. Thầy vàng anh xúc động.

B. Thầy vàng anh vui mừng, hài lòng.

C. Thầy vàng anh hát thầm theo điệu nhạc.

D. Đôi mắt thầy vàng anh nhòa đi.

 

Câu 8: Ai là người cuối cùng trình bày tác phẩm thi tốt nghiệp?

A. Ve sầu.

B. Gà trống.

C. Dế mèn.

D. Họa mi.

Câu 9: Bản nhạc Mùa xuân của họa mi có giai điệu như thế nào?

A. Rạo rực, tưng bừng.

B. Réo rắt, say đắm.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

 

Câu 10: Sau khi lắng nghe tất cả các tiết mục biểu diễn của các học trò, thầy vàng anh có cảm xúc thế nào?

A. Khiển trách vì những điểm còn thiếu sót.

B. Vui mừng vì thành công của học trò.

C. Nghiêm trang nhận xét từng bài biểu diễn của học trò.

D. Buồn bã vì không như mình mong đợi.

 

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Nhân vật vàng anh và các nhân vật dế mèn, gà trống, ve sầu, họa mi có mối quan hệ là gì?

A. Anh em trong nhà.

B. Bạn bè.

C. Thầy giáo - học trò.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 2: Bản nhạc Mùa hè của ve sầu gợi lên những đặc trưng gì của mùa hè?

A. Màu hoa phượng đỏ rực.

B. Nắng sáng trắng.

C. Bầu trời xanh mênh mông.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 3: Vẻ đẹp của bản nhạc Bình minh được miêu tả như thế nào?

A. Mở đầu bằng tiết tấu nhanh, khỏe, đầy hứng khởi.

B. Phần cuối bản nhạc là niềm mãn nguyện khi thấy mặt trời lên rực rỡ.

C. A, B đều đúng.

D. A, B đều sai.

 

Câu 4: Trong bản nhạc Mùa xuân của họa mi xuất hiện loài hoa nào đặc trưng cho mùa xuân?

A. Hoa đào.

B. Hoa mai.

C. Hoa hồng.

D. Hoa lan.

 

Câu 5: Theo em, áo măng tô trong suốt trong hình ảnh ve sầu “mặc áo măng tô trong suốt” là gì?

A. Làn da của ve sầu.

B. Đôi cánh của ve sầu.

C. Chiếc lá ve sầu quấn lên người.

D. Ngôi nhà của ve sầu.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Vì sao thầy giáo vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn?

A. Vì các học trò của thầy giáo vàng anh đều đã biểu diễn những ca khúc rất hay.

B. Vì mỗi học trò của thầy giáo vàng anh đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai giống ai.

C. Vì các học trò đều làm theo sự dạy dỗ và hướng dẫn của thầy giáo vàng anh.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên?

A. Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng.

B. Nhiều loài vật có tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót rất hay.

C. Thế giới của các loài vật muôn màu muôn vẻ.

D. Muốn hát hay, đàn giỏi thì phải luyện tập chăm chỉ.

 

Câu 3: Trong đoạn văn sau có những danh từ nào?

Tiếng nhạc gợi màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng, bầu trời xanh mênh mông.

A. Tiếng nhạc, hoa phượng, sáng, bầu trời.

B. Tiếng nhạc, màu hoa, nắng, mênh mông.

C. Tiếng nhạc, màu hoa phượng, nắng, xanh.

D. Tiếng nhạc, hoa phượng, nắng, bầu trời.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Chúng ta cần có thái độ như thế nào về những nét riêng của bản thân mình?

A. Tự tin.

B. Tự ti.

C. Tự kiêu.

D. Chán ghét.

 

Câu 2: Các tên gọi vi-ô-lông, cla-ri-nét, xen-lô là chỉ cái gì?

A. Các loại trang phục.

B. Các loại màu sắc.

C. Các loại nhạc cụ.

D. Các loại tiết tấu.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: Bài đọc - Thi nhạc. Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ. Luyện tập tìm hiểu đoạn văn nêu ý kiến

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay