Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn tiếng việt lớp 4 bộ sách "kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 2345. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của núi. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ, hình ảnh miêu tả cây khèn, tiếng khèn, người thổi khèn cùng cảnh vật miền núi Tây Bắc qua lời văn miêu tả, biểu cảm của tác giả. Nhận xét được ý chính của mỗi đoạn trong bài. Cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.
  • Nhận biết được các vật, hiện tượng được nhân hóa, biện pháp nhân hóa và nói, viết được câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa.
  • Viết được đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo.
  • Có ý thức quan sát, khám phá những điều kì diệu, thể hiện sự sáng tạo của bàn tay, khối óc con người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu với cái hay, cái đẹp của nghệ thuật truyền thống, tài năng của nghệ sĩ dân gian.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước.
  • Video về tiết mục biểu diễn khèn của người Mông.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học (các nhạc cụ dân gian trên các miền đất nước, tiết mục biểu diễn khèn của người Mông) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                                TIẾT 1-2: ĐỌC

ÔN BÀI CŨ

- GV mời 2 -3 HS đọc nối tiếp bài Đồng cỏ nở hoa.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em nhớ nhất bức vẽ nào của bạn nhỏ? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số nhạc cụ dân tộc:

Khèn

Đàn bầu

Đàn T’rưng

Đàn đá

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV trình chiếu và giới thiệu cho HS về cây khèn của người Mông:

+ Cuộc sống của người Mông:

●       Chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao, khó khăn, thiếu thốn.

●       Ngày nay, nhiều hộ gia đình đã làm giàu cho bản làng.

+ Cây khèn của người Mông:

●       Được làm từ các loại tre, nứa, trúc; chế tác tại chỗ, sáng tạo của chính những người sử dụng.

●       Nhạc cụ góp phần làm giàu có thêm bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo của đồng bào Mông Tây Bắc.

+ Tiếng khèn của người Mông:

●       Người Mông thổ lộ tâm tình qua điệu nhạc du dương, trầm bổng.

●       Là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu luyện.

●       Thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SHS tr85, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Thanh âm của núi là sự cảm nhận của tác giả khi đến với miền núi Tây Bắc, được thưởng thức tiếng khèn của người Mông trên đỉnh núi cao, giữa không gian khoáng đạt của rừng núi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Thanh âm của núi với giọng đọc diễn cảm, thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mục Từ ngữ SHS tr.86:

+ Tây Bắc: vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta.

+ Vấn vương (như vương vấn): thường cứ phải nghĩ đến,  nhớ đến, không dứt ra được.

+ Huyền diệu: rất kì lạ, không thể hiểu hết được.

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi lên Tây Bắc.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: vấn vương trong lòng, xếp, khéo léo,...

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài:

●       Đến Tây Bắc./ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi.

●       Núi vút ngàn cao,/ rừng bao la rộng/ cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn/ đầy khát khao, dạt dào sức sống.

+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ  thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, mỗi HS đọc tiếp nối một đoạn.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu các từ ngữ được giải nghĩa trong SGK và các từ ngữ chưa hiểu.

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc lại một lần nữa từ ngữ được giải nghĩa trong phần Từ ngữ.

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa thêm một số từ ngữ khác trong bài.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt đoạn mở đầu và tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận về tiếng khèn của người Mông: nhớ, thương, vấn vương, đắm say.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (vật liệu làm khen; những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn).

+ GV mời 2 – 3 HS đóng vai người Mông (mặc trang phục người Mông); cả lớp đóng vai du khách, nêu câu hỏi và nhận xét.

+ GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

+ GV nêu ví dụ cho HS: Người Mông chúng tôi rất tự hào về chiếc khèn được người xưa tạo ra. Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Với chúng tôi, sáu ống trúc này tượng trưng cho tình anh em tụ họp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khẻn. Các bạn hãy nhìn và tưởng tượng thêm một chút, sẽ thấy chúng như dòng nước đang trồi. Đúng hơn đó là dòng thanh âm chứa đựng tình cảm, cảm xúc của người Mông chúng tôi qua mỗi chặng đường của cuộc sống.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm ( 4 HS).

+ GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và nhận xét: Mỗi nhạc cụ truyền thống đều là sản phẩm sáng tạo của con người qua mỗi chặng đường. Sản phẩm đó không chỉ thể hiện tài năng, óc sáng tạo của con người mà còn chứa đựng cảm xúc, tình yêu cuộc sống của người xưa. Với người Mông, tiếng khèn như “báu vật” tinh thần của người xưa

đề lại. Bởi nó không thể thiếu vắng trong cuộc sống tâm hồn, tình cảm của người Mông. Tiếng khèn vang lên trong bản làng mỗi độ xuân về, tiếng khèn cùng người Mông khi lên nương, lúc xuống chợ,... Tiếng khèn là một phần quý báu trong đời sống tinh thần của người Mông.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý chính của mỗi đoạn:

●       Đoạn 1: Ấn tượng khái quát về tiếng khèn của người Mông.

●       Đoạn 2: Giới thiệu đặc điểm cây khèn (cấu tạo, vật liệu làm khèn).

●       Đoạn 3: Ý nghĩa của tiếng khèn đối với người Mông.

●       Đoạn 4: Vẻ đẹp của nghệ nhân thổi khèn và sức sống của tiếng khèn người Mông giữa rừng núi Tây Bắc.

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nêu cảm nhận của mình về đoạn kết: Đoạn kết như vẽ ra một bức tranh gợi bao cảm xúc. Hình ảnh nghệ nhân dân gian thổi khèn như tác vào không gian núi rừng, trời mây và tiếng khèn vang lên như thể thanh âm của núi, thanh âm của rừng, thanh âm của tiếng lòng người Mông qua bao thế hệ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi.

+ GV giải thích cho HS hiểu “chủ đề” và vấn đề chính, điều tác giả muốn nói.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời .

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Đáp án C.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Thanh âm của núi.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

+ Làm việc cả lớp:

GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp. GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

+ Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thanh âm của núi, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước Tiết 24: Luyện từ và câu SGK tr.87.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo cặp, cá nhân.

 - HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc phần giải nghĩa Từ ngữ.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS đóng vai.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS làm việc theo hướng dẫn.

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 350k/môn - Powepoint 450k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 650k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 250k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 450k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, lịch sử & địa lí, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 1000k - Powerpoint 1200k
  • Trọn bộ word + PPT: 1600k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, giáo án word tiếng việt 4 sách kết nối, tải giáo án tiếng việt 4 KNTT, GA tiếng việt 4 kết nối 2023

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 4 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay