Trắc nghiệm Tiếng việt 4 KNTT bài 5: Đọc - Thằn lằn xanh và tắc kè
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Đọc - Thằn lằn xanh và tắc kè. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: MỖI NGƯỜI MỘT VẺBÀI 5: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈĐỌC: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
ĐỌC: THẰN LẰN XANH VÀ TẮC KÈ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè có những nhân vật nào?
- Thằn lằn xanh.
- Tắc kè.
- Thằn lằn xanh, cô bé chủ nhà.
- Thằn lằn xanh, tắc kè.
Câu 2: Khi đang bò trên cành cây, thằn lằn phát hiện điều gì?
- Phát hiện tắc kè đang bò trên bệ cửa sổ ở ngôi nhà đối diện.
- Phát hiện tắc kè đang bò trên cành cây cao hơn.
- Phát hiện tắc kè đang bò ở cành cây bên dưới.
- Phát hiện tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà.
Câu 3: Thằn lằn xanh đi kiếm thức ăn vào lúc nào?
- Ban đêm.
- Khi trời mưa.
- Ban ngày.
- Sáng sớm.
Câu 4: Thằn lằn đi kiếm thức ăn vào lúc nào?
- Buổi tối.
- Ban ngày.
- Mùa hè.
- Mùa đông.
Câu 5: Sau khi lắng nghe về cuộc sống của nhau, thằn lằn xanh và tắc kè cảm thấy thế nào?
- Tiếp tục hỏi thăm về cuộc sống của nhau.
- Thích thú về cuộc sống của nhau.
- Xấu hổ về cuộc sống của mình.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Tắc kè đã đề nghị thằn lằn xanh điều gì?
- Đổi cuộc sống cho nhau.
- Đổi thời gian kiếm ăn.
- Đổi môi trường sống cho nhau.
- Tất cả các đáp án trên đều đung.
Câu 7: Sau khi đổi cuộc sống cho nhau, thằn lằn nhận ra điều gì?
- Nhận ra tay chân của mình không bám dính như tắc kè.
- Nhận ra mình không thể kiếm ăn theo cách của tắc kè.
- A, B đều đúng.
- A, B đều sai.
Câu 8: Sau khi đổi cuộc sống cho nhau, tắc kè cảm thấy ra sao?
- Cảm thấy thích thú với cuộc sống của thằn lằn.
- Cảm thấy kiếm ăn dễ dàng hơn.
- Cảm thấy nhớ cuộc sống ban đầu của mình.
- Cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày.
Câu 9: Sau vài ngày đổi cuộc sống cho nhau, thằn lằn xanh và tắc kè đã quyết định làm gì?
- Đổi trở lại cuộc sống ban đầu.
- Tiếp tục cuộc sống của nhau và thích ứng với cuộc sống mới.
- Thằn lằn xanh cùng tắc kè học cách sống và kiếm ăn trên tường.
- Tắc kè cùng thằn lằn xanh học cách sống và kiếm ăn trên những cái cây.
Câu 10: Sau khi đổi lại cuộc sống ban đầu, thằn lằn xanh và tắc kè cảm thấy thế nào?
- Buồn bã.
- Vui vẻ.
- Chán nản.
- Mệt mỏi.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Vì sao thằn lằn xanh và tắc kè muốn đổi cuộc sống cho nhau?
- Vì hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của đối phương.
- Vì hai bạn đã chán nơi ở cũ.
- Vì hai bạn muốn thử cách kiếm ăn khác.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Hai bạn đã nhận ra điều gì khi thay đổi môi trường sống của mình?
- Đặc điểm cơ thể của mình không phù hợp với môi trường sống của đối phương.
- Việc thay đổi môi trường sống gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- A, B đều sai.
- A, B đều đúng.
Câu 3: Câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè thể hiện nội dung gì?
- Các loài vật có thể sống ở mọi môi trường.
- Mỗi loài vật đều có một môi trường sống và cách kiếm ăn phù hợp với đặc điểm cơ thể.
- Các loài vật đều có cách kiếm ăn giống nhau.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác về môi trường sống và thói quen của thằn lằn xanh?
- Bò trên những cành cây và kiếm ăn vào ban ngày.
- Bò trên những cành cây và kiếm ăn vào ban đêm.
- Bám trên những bức tường và kiếm ăn vào ban ngày.
- Bám trên những bức tường và kiếm ăn vào ban đêm.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là chính xác về môi trường sống và thói quen của tắc kè?
- Bám trên những bức tường và kiếm ăn vào ban ngày.
- Bám trên những bức tường và kiếm ăn vào ban đêm.
- Bò trên những cành cây và kiếm ăn vào ban ngày.
- Bò trên những cành cây và kiếm ăn vào ban đêm.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Nếu các loài vật đổi môi trường sống cho nhau thì điều gì sẽ xảy ra?
- Các loài vật sẽ dần thích nghi được với nhiều môi trường khác nhau.
- Các loài vật sẽ chết đói vì không biết cách kiếm ăn.
- Môi trường sống sẽ hỗn loạn.
- Các loài vật sẽ không thích nghi được và sẽ chết dần.
Câu 2: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên?
- Mỗi loài vật đều có đặc điểm cơ thể riêng và sẽ phù hợp với từng môi trường khác nhau nên không thể thay đổi môi trường sống một cách tùy tiện.
- Con người có thể thay đổi môi trường sống của các loài vật để chúng thích nghi với nhiều loại môi trường khác nhau.
- A, B đều đúng.
- A, B đều sai.
Câu 3: Trong đoạn văn sau có những danh từ nào?
Trong khi đó, tắc kè cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày: “Da của mình không giống da của thằn lằn. Nóng quá! Mình không thể kiếm ăn ngoài trời! Mình đói quá rồi!”
- Tắc kè, ban ngày, thằn lằn, da, ăn, trời.
- Tắc kè, sức nóng, ban ngày, da, thằn lằn, trời.
- Tắc kè, sức nóng, thằn lằn, ăn, trời, mình.
- Tắc kè, ban ngày, thằn lằn, ăn, trời, mình.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Các loài cá sống ở đâu?
- Trên trời.
- Trên cạn.
- Dưới nước.
- Mọi môi trường.
Câu 2: Hổ có thói quen kiếm ăn vào lúc nào?
- Mọi lúc.
- Lúc nào đói thì kiếm ăn.
- Ban đêm.
- Ban ngày.