Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 11 Đọc: Sáng tháng Năm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11 Đọc: Sáng tháng Năm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

BÀI 11

ĐỌC: SÁNG THÁNG NĂM

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bác Hồ sinh vào ngày, tháng, năm nào?

  1. 19/5/1889
  2. 19/5/1890
  3. 19/5/1900
  4. 19/5/1908

Câu 2: Nhà thơ nào đã sáng tác bài thơ “Sáng tháng Năm”

  1. Xuân Quỳnh
  2. Xuân Diệu
  3. Trần Đăng Khoa
  4. Tố Hữu

Câu 3: Đoạn trích thơ “Sáng tháng Năm” được chia làm mấy phần?

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

Câu 4: Nhà thơ Tố Hữu lên thăm Bác Hồ ở đâu?

  1. Điện Biên Phủ
  2. Côn Đảo
  3. Việt Bắc
  4. Biên giới Lào

Câu 5: Việt Bắc gồm những tỉnh nào?

  1. Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu
  2. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên
  3. Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái
  4. Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu

Câu 6: Nhà thơ Tố Hữu lên thăm Bác Hồ trong khoảng thời gian nào?

  1. Vào một buổi sáng tháng Năm
  2. Vào một ngày mưa tháng Năm
  3. Vào buổi tối tháng Năm
  4. Vào ngày rằm tháng Năm

Câu 7: Tâm trạng của tác giả khi lên Việt Bắc thăm Bác Hồ như thế nào?

  1. Nhớ hoài, tiếc nuối
  2. Bồi hồi xúc động
  3. Vui sao, hạnh phúc tự hào
  4. Nhớ thương da diết

Câu 8: Câu thơ nào cho thấy sự gắn bó thân thiết giữa Bác Hồ và nhà thơ?

  1. “Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng”
  2. “Bàn tay con nắm tay cha”
  3. “Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ”
  4. “Bác kêu con đến bên bàn”

Câu 9: Trong đoạn trích thơ “Sáng tháng Năm” tại khổ thơ 3 tác giả ngầm so sánh Bác Hồ như?

  1. Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn
  2. Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non”.
  3. Con bồ câu trắng ngây thơ
  4. Bác ngồi đó, lớn mênh mông

Câu 10: Bài thơ “Sáng tháng Năm” được tác giả Tố Hữu sáng tác nhân dịp gì?

  1. Nhân dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh
  2. Mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ
  3. Mừng ngày giải phóng Thủ đô
  4. viết ở chiến khu Việt Bắc nhân dịp ngày Bác Hồ công tác
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chi tiết nào dưới đây cho thấy đường lên Việt Bắc có nhiều cảnh đẹp?

  1. “Suối dài xanh mướt nương ngô

Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn...”

  1. “Bác ngồi Bác viết, nhà sàn đơn sơ

Con bồ câu trắng ngây thơ”

  1. “Bác ngồi đó, lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”

  1. Tất cả các ý trên

Câu 2: Khung cảnh nơi Bác Hồ làm việc có gì đẹp?

  1. Mây trời lồng lộng gió mát
  2. Một đàn bồ câu trắng nhảy xung quanh sân nhà
  3. Suối dài xanh mướt, xung quang là nương ngô
  4. nhà sàn đơn sơ, giản dị, xung quanh là trời xanh biển rộng, ruộng đồng nước non.

Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau :

“Bàn tay con nắm tay cha

Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng”

  1. Nhân hóa
  2. Ẩn dụ
  3. So sánh
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ?

  1. Bác kêu con đến bên bàn, Bàn tay Bác ấm da vào lòng,... nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ.
  2. Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ, Bác ngồi đó lớn mênh mông, trời xan biển rộng, ruộng đồng nước non,
  3. Bàn tay Bác ấm da vào lòng, Bác ngồi đó lớn mênh mông, trời xanh biển rộng, ruộng đồng nước non,... là những câu thơ nói lên sự cao cả, vĩ đại của Bác Hồ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích thơ “Sáng tháng Năm” nói lên điều gì?

  1. Bài thơ miêu tả một cách đặc sắc về khung cảnh thiên nhiên nơi Việt Bắc. Qua đó thấy được hoàn cảnh sinh sống, nơi làm việc của Bác ở chiến khu.
  2. Bài thơ miêu tả khung cảnh và nêu lên những việc làm của Bác khi ở chiến khu Việt Bắc. Đồng thời, thể hiện tình cảm yêu mến, kính trọng của tác giả cũng như nhân dân Việt Nam dành cho Bác Hồ.
  3. Bài thơ bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết của những người con Việt Bắc đến vị lãnh tụ kính yêu. Tác giả còn ngầm nhắc đến những công lao hi sinh của Bác, bảo vệ đất nước, đưa đất nước lập lại hòa bình.
  4. Bài thơ là tình cảm của tác giả nói về Bác Hồ rộng lớn, thắm thiết như tình cảm của người con đối với người cha

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Từ đoạn trích thơ “Sáng tháng Năm” em rút ra cho mình những bài học cuộc sống gì?

  1. Bài thơ mang đến cho ta bài học rằng phải luôn biết ơn, tôn trọng những người đã có công lao bảo vệ đất nước. Sống ở đời phải biết thương yêu, giúp đỡ những người thân trong gia đình. Đặc biệt là bố mẹ, ông bà.
  2. Bài thơ mang đến cho ta bài học rằng phải có lòng biết ơn, tôn trọng Bác cũng như thể hiện được tình cảm của nhân dân ta đối với Bác.
  3. Không phải ai cũng làm được một người như Bác Hồ, vì vậy ta cần phải biết được sự hi sinh, vất vả của Bác đối với dân bao la đến nhường nào.
  4. Bài thơ trên như những lời thì thầm kể chuyện, đưa ta về nơi Bác Hồ đã từng sinh sống - Việt Bắc, công ơn của Bác đối với nhân dân ta dài như đường đời, rộng như mặt biển.

Câu 2: Đoạn trích thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?

  1. Câu thơ là những dòng cảm xúc của tác giả với mong muốn được quay trở lại Việt Bắc để làm nhiệm vụ công tác kháng chiến với Bác.
  2. Bài thơ thể hiện niềm vui sướng của tác giả khi được đến thăm Bác Hồ.
  3. Đoạn trích thơ là tình cảm nhớ mong của tác giả khi được quay trở lại Việt Bắc nơi công tác của Bác Hồ trong những năm tháng kháng chiến.
  4. Tác giả thể hiện tình cảm kính yêu, trân trọng giành cho Bác Hồ - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Suy nghĩ của em về hình ảnh “Bác ngồi đó, lớn mênh mông / Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non”

  1. Hình ảnh câu thơ trên mang ý nghĩa lớn lao, vĩ đại và thiêng liêng, nhưng cũng rất thân tình, và đẹp nhất trong biển lớn nhân dân, là hình tượng Bác Hồ – hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh thiêng liêng mà gần gũi.
  2. Câu thơ mang ý nghĩa kì vĩ: Bác vĩ đại. Bác trường tồn. Bác là linh hồn của cả dân tộc và kết tinh khí thiêng sông núi Việt Nam.
  3. Ý nghĩa của hình ảnh “Bác ngồi đó, lớn mênh mông / Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non” là hình ảnh tươi đẹp vĩnh hàng để nói về Bác vừa cao quý, vừa thân thương, là hồn nước thiêng liêng, là biển trời, sông núi, quê hương yêu dấu.
  4. Hình tượng Bác Hồ lung linh, kỳ diệu, nhưng lại vô cùng bình dị, sáng trong. Câu thơ mang giá trị tầm vóc, có sức cảm hóa lớn lao đối với mọi trái tim, khối óc của dân tộc ta và nhân loại tiến bộ.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Cho câu thơ dưới, suy nghĩ của em về lối sống và phong cách làm việc của Bác Hồ như thế nào?

“Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết nhà sàn đơn sơ

Con bồ câu trắng ngây thơ

Nó đi tìm thóc quanh bồ công văn

Lát rồi, chim nhé, chim ăn

Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà.”

  1. Nơi làm việc của vị lãnh tụ tối cao thật giản dị lạ thường!
  2. Bác Hồ sống thật gần gũi với mỗi cảnh vật, với mỗi người xung quanh. Ngôi “nhà sàn” nơi “Bác ngồi, Bác viết”; là chiếc bồ đơn giản đựng công văn, giấy tờ,... Đó là con chim bồ câu nhỏ nhắn đang thơ thẩn tìm thóc ăn... Một lối sống giản dị, khiêm nhường.
  3. Bác luôn yêu thiên nhiên, coi thiên nhiên là người bạn không thể thiếu... Lối sống và phong cách làm việc “hết sức giản dị”
  4. Cách sống của Bác khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng.

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 11: Sáng tháng Năm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay