Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 11 Luyện từ và câu: Trạng ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11 Luyện từ và câu: Trạng ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

BÀI 11

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ

(20 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Trạng ngữ là gì ?

  1. Là thành phần chính của câu
  2. Là thành phần phụ của câu
  3. Là biện pháp tu từ trong câu
  4. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 2: Trạng ngữ không được dùng để làm gì?

  1. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu.
  2. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  3. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu.
  4. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 3: Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào?

  1. Đứng cuối câu
  2. Đứng trong ngoặc
  3. Đứng ở giữa
  4. Đứng đầu câu

Câu 4: Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có dấu gì khi viết câu

  1. Dấu gạch ngang.
  2. Dấu hai chấm.
  3. Dấu phẩy.
  4. Dấu chấm phẩy.

Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ?

  1. Bác đã đi khắp năm châu để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
  2. Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa chạm mũi vào cái bờ đất lở phía bên này.
  3. Bức tranh của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh.
  4. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác.

Câu 6: Dòng nào dưới đây là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)

  1. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  2. Khi ấy
  3. Đầu nó còn để hai trái đào
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít”. (Vũ Tú Nam)?

  1. Cây gạo
  2. Mùa Xuân
  3. Gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 8: Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

  1. Danh từ, động từ, tính từ
  2. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  3. Các quan hệ từ
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 9: Phát biểu nào sau đây về trạng ngữ là phát biểu đúng?

  1. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,... của sự việc được nêu trong câu.
  2. Trạng ngữ là thành phần chính của câu, xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc được nêu trong câu.
  3. Trạng ngữ là một biện pháp tu từ, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  4. Trạng ngữ là một trong số các từ loại của tiếng Việt.

Câu 10: Xác định trạng ngữ là cụm từ trong câu sau?

  1. Sáng mẹ tôi đã dạy sớm đi ra đồng
  2. Đêm, trời mưa rả rích trên mái tôn
  3. Suốt từ chiều hôm qua, bố tôi cứ loay hoay ngoài vườn
  4. Chiều, tiếng ve kêu râm ran
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  1. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  2. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  3. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  4. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 2: Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì ?

  1. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
  2. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
  3. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  4. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 3: Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ “mùa xuân” là trạng ngữ.

  1. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].(Vũ Bằng)
  2. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.(Vũ Tú Nam)
  3. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.(Vũ Bằng)
  4. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ Quảng)

Câu 4: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau :

“Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó,tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.” ( Phan Bội Châu)

  1. Đêm hôm lễ đại khách
  2. Từ đó
  3. Khi vào làng này
  4. Nhân lúc say mà cướp anh đi

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu?

  1. Đằng đông, trời hửng dần.
  2. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
  3. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
  4. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Trong các câu sau, cho biết bộ phận trạng ngữ trong các câu nào có thể tách thành câu riêng?

  1. Chị là người ở đây lâu nhất từ ngày đầu mới mở công trường.
  2. Bằng trí thông minh của mình,Thỏ đã cho Gờu một bài học nhớ đời.
  3. Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mẹ nó bắt làm.
  4. Với từng ấy quyển sách, tôi có thể đọc ròng rã một tháng chưa chắc đã xong.

Câu 2: Bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng?

  1. Chị là người ở đây lâu nhất từ ngày đầu mới mở công trường.
  2. Bằng trí thông minh của mình,Thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời.
  3. Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mẹ nó bắt làm.
  4. Với từng ấy quyển sách, tôi có thể đọc ròng rã một tháng chưa chắc đã xong.

Câu 3: Ghép các trạng ngữ với những câu phù hợp:

1.     Trên bầu trời

a.      Nam đã không đạt được điểm cao

2.     Trời vào thu

b.     những đám mây bồng bềnh, trắng muốt

3.     Vì lười học

c.      những người lính đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc

4.     Bằng ý chí kiên cường

d.     lá ngoài đường rụng nhiều

  1. 1-c; 2-a; 3-d; 4-b
  2. 1-a; 2-c; 3-b; 4-d
  3. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
  4. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Nối các câu hỏi cho phần trạng ngữ với những ví dụ tương ứng

1.     Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?

a) Trong phòng, trên cây, dưới hồ, phía sau lưng đồi,...

VD: Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội

2.     Ở đâu?

b) Ngày xưa, mai này, hôm nay, hôm qua, mùa hè, tháng sau,...

VD: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập

3.     Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?

c) Để đạt được mong muốn của gia đình, nhằm hiểu biết về, vì muốn có được điểm cao,...

VD: Để đạt được điểm cao, Lâm đã không ngừng cố gắng.

4.     Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?

d) Vì trời mưa, nhờ có sự giúp đỡ của mẹ, do chủ quan, tại không để ý,...

VD: Vì trời lạnh dưới 10 độ, chúng tôi được nghỉ học

  1. 1-c; 2-a; 3-d; 4-b
  2. 1-a; 2-c; 3-b; 4-d
  3. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a
  4. 1-b; 2-a; 3-d; 4-c

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 11: Sáng tháng Năm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay