Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 14 Đọc: Chân trời cuối phố

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14 Đọc: Chân trời cuối phố. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 14: CHÂN TRỜI CUỐI PHỐ

ĐỌC: CHÂN TRỜI CUỐI PHỐ

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Câu chuyện Chân trời cuối phố của tác giả nào?

  1. Trần Đức Tiến.
  2. Tô Hoài.
  3. Nguyễn Nhật Ánh.
  4. Nguyễn Ngọc Tư.

Câu 2: Cún nhìn thấy gì từ cổng nhà?

  1. Dãy phố với những mái tôn cũ kĩ.
  2. Con đường lầy lội mùa mưa.
  3. Dải mây trắng trên bầu trời xanh.
  4. Cả A và B.

Câu 3: Khoảng cách từ đầu phố tới cuối phố rơi vào tầm bao nhiêu?

  1. Hơn trăm mét.
  2. Vài trăm mét.
  3. Áng chừng chục mét.
  4. Hơn chục mét.

Câu 4: Mỗi lần cún định ra cổng người lớn trong nhà nhắc gì?

  1. Cún, không được đi!
  2. Cún, lại đây!
  3. Cún, về mau!
  4. Cún, vào nhà!

Câu 5: Người lớn tưởng nhà có khách, nhìn ra sân thấy gì?

  1. Sân vàng hoe. Chỉ có chiếc lá mít vừa rụng, quay quay trước mũi cún.
  2. Sân vẫn ướt át do cơn mưa hôm qua để lại.
  3. Sân vàng hoe. Cún thì đang nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè.
  4. Đường lầy lội do cơn mưa hè kéo đến.

Câu 6: Cún có biểu hiện như thế nào khi người nhà mở cổng cho ra ngoài?

  1. Hớn hở, nhảy xuống sân vẫy đuôi.
  2. Mừng rỡ, quấn quýt lấy người nhà.
  3. Mừng rỡ, nhảy xuống sân rồi chạy vụt đi.
  4. Phấn khởi, nhảy xuống sân vẫy đuôi.

Câu 7: Sau trận gió đêm, con đường trước nhà như nào?

  1. Lầy lội.
  2. Ngập úng.
  3. Khô ráo.
  4. Ẩm ướt.

Câu 8: Cún thấy gì bên phải cuối dãy phố?

  1. Con đò đang đậu vào bờ.
  2. Bến sông với con đò đang trôi ra xa bờ.
  3. Bến sông với con đò đang trôi gần về phía bờ.
  4. Con đò đang dần xa bờ.

Câu 9: Dọc bờ sông bên kia trước mặt cún là gì?

  1. Làng quê với những bãi bờ, cây cối, giếng nước.
  2. Làng quê với những con đê trải dài.
  3. Làng quê với những cây cối, nhà cửa, giếng nước.
  4. Làng quê vơi những bãi bờ, cây cối, nhà cửa.

Câu 10: Khi một cơn gió mát bất chợt ùa đến, cún đã làm gì?

  1. Dừng lại và ngẩng đầu lên nhìn.
  2. Tiếp tục tiến bước về phía trước.
  3. Đứng yên cảm nhận cơn gió lướt qua.
  4. Không làm gì cả.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Chi tiết nào dưới đây cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài?

  1. Cún chưa một lần đi hết dãy phố của mình.
  2. Cún nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè, nghĩ xem ở cuối dãy phố có gì.
  3. Cả A và B.
  4. Chi tiết không được thể hiện rõ trong bài.

Câu 2: Vì sao cún đang nằm yên bỗng ngẩng cổ lên sủa?

  1. Vì cún tò mò muốn đi xem khung cảnh dãy phố.
  2. Vì cún tò mò về dãy phố mình sống, rồi tò mò chuyển thành bực mình.
  3. Vì cún bực do không ai cho cún đi xem dãy phố mình sống.
  4. Vì cún hậm hực do không được ra ngoài.

Câu 3: Cún nhận ra điều gì sau khi có dịp chạy hết dãy phố?

  1. Cuối con phố của cún là những chân trời mở ra vô tận.
  2. Những chân trời chẳng chờ cún lớn lên vẫn cứ tiếp tục được mở ra.
  3. Phố tiếp phố, làng tiếp làng, bến sông này nối dài tới bến sông kia không rõ đích.
  4. Cảnh vật xung quanh dãy phố ảm đạm tiêu điều.

Câu 4: Câu chuyện Chân trời cuối phố muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?

  1. Hãy đi trải nghiệm và khám phá cuộc sống muôn màu muôn vẻ xung quanh mình.
  2. Tự tin vào bản thân cuối cùng cũng sẽ làm được điều mà ta muốn.
  3. Hãy đi trải nghiệm để không phải hối hận.
  4. Cố gắng thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

Câu 5: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về cún?

  1. Cún muốn khám phá dãy phố mà mình ở.
  2. Cún tò mò về cảnh vật cuối dãy phố.
  3. Cún không có hứng thú đi hết dãy phố của mình.
  4. Cún rất vui khi được ra ngoài ngắm dãy phố của mình.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Rút kinh nghiệm từ cún, ta cần có thái độ như thế nào nếu tạm thời chưa đạt được điều mình muốn?

  1. Suy nghĩ tích cực.
  2. Bực bội
  3. Lo lắng.
  4. Cáu giận.

Câu 2: Những từ nào dưới đây chỉ cảm xúc của cún?

  1. Tò mò, hớn hở, buồn tủi.
  2. Tò mò, bực bội, cáu giận.
  3. Tò mò, bực bội, mừng rỡ.
  4. Tức giận, bực bội, buồn tủi.

Câu 3: Tưởng tượng em cùng cún đi trên dãy phố, em sẽ nghe được gì?

  1. Tiếng xe cộ đi lại.
  2. Tiếng gió thổi.
  3. Tiếng cãi nhau.
  4. Tiếng mưa.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1:  Từ nào dưới đây có thể thay thế được cho từ mừng rỡ?

  1. Buồn tẻ.
  2. Chán nản.
  3. Vui sướng.
  4. Ngạc nhiên.

Câu 2: Từ nào dưới đây không thể thay thế được cho từ yên ắng?

  1. Ồn ào.
  2. An tĩnh.
  3. Vắng lặng.
  4. Im ắng.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 14: Bài đọc - Chân trời cuối phố. Luyện tập lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay