Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 15 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15 Luyện từ và câu: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN BÀI 15
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TRẠNG NGỮ CHỈ NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH
(20 CÂU)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Trạng ngữ chỉ mục đích được thêm vào trong câu nhằm mục đích gì?
- Xác định địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.
- Xác định thời gian diễn ra sự việc trong câu
- Nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sự việc trong câu.
Câu 2: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân được thêm vào câu nhằm mục đích gì?
- Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.
- Để xác định địa điểm, nơi chốn diễn ra sự việc.
- Để xác định thời gian diễn ra sự việc.
- Để cho biết cách thức thực hiện hành động trong câu.
Câu 3: Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục đích trả lời cho những câu hỏi nào?
- Ở đâu? Vì sao?; Để làm gì? Như thế nào?
- Vì sao? Khi nào?; Nhờ đâu? Như thế nào? Ra sao?
- Ở đâu? Khi nào?; Nhờ đâu? Cái gì?
- Vì sao? Nhờ đâu?; Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?
Câu 4: Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong những câu sau:
“Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.”
- Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
- Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh
- tổ chức nhiều hoạt động thiết thực
- các trường
Câu 5: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau: “Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp”
- Chỉ ba tháng sau
- nhờ siêng năng, cần cù,
- cậu vượt lên đầu lớp
- nhờ siêng năng
Câu 6: Trong câu sau, trạng ngữ nói lên mục đích gì “Để mài cho răng mòn đi, chuột thường gặm những vật cứng.”
- Chỉ mục đích
- Chỉ kết quả
- Chỉ nguyên nhân
- Chỉ thời gian
Câu 7: Trạng ngữ trong câu “Nhờ siêng năng, Nam đã vượt lên đứng đầu lớp” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Chỉ mục đích
- Chỉ kết quả
- Chỉ nguyên nhân
- Chỉ thời gian
Câu 8: “Các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh, vì bảo vệ hòa bình, độc lập cho Tổ quốc”. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở câu trên đứng vị trí nào trong câu?
- Trạng ngữ bị lược bỏ
- Đứng ở đầu câu
- Đứng ở giữa câu
- Đứng ở cuối câu
Câu 9: Xác định trạng ngữ chỉ mục đích trong câu sau “Để làm ra buồng, ra nài, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía”
- cây mẹ phải
- Để làm ra buồng, ra nài
- ra buồng, ra nải
- đưa hoa chúc xuôi sang một phía
Câu 10: Thành phần gạch chân thuộc trạng ngữ bổ sung ý nghĩa gì cho câu “Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình”
- Chỉ mục đích
- Chỉ kết quả
- Chỉ nguyên nhân
- Chỉ thời gian
- THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Thêm thành phần trạng ngữ nào vào nòng cốt câu “Chúng em chăm chỉ học tập” thành những câu trạng ngữ chỉ mục đích?
- Bố mẹ vui lòng vì chúng chăm chỉ học tập
- Bố mẹ vui lòng khi chúng em chăm chỉ học tập
- Để bố mẹ vui lòng, chúng em chăm chỉ học tập
- Chúng em chăm chỉ học tập khi bố mẹ vui lòng
Câu 2: Trạng ngữ “Để tìm thức ăn” trong câu “Để tìm thức ăn, lợn thường lấy mõm dũi đất lên. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.” biểu thị điều gì ?
- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Mục đích của hành động được nói đến trong câu
- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 3: Những trạng ngữ được gạch chân cho biết thông tin về điều gì?
(…) Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tụổị thơ (…)
- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Mục đích của hành động được nói đến trong câu
- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
Câu 4: Những trạng ngữ được gạch chân trả lời cho câu hỏi nào?
“Con gà tốt mã vì lông / Răng đen vì thuốc, rượu nồng vì men.”
- Để làm gì?
- Nhờ đâu? Cái gì?
- Vì sao? Tại sao?
- Ở đâu? Làm gì?
Câu 5: Đặt câu hỏi cho phần trạng ngữ chỉ mục đích đã được gạch chân trong câu sau “Để có bầu không khí trong lành, chúng ta phải tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường”.
- Chúng ta phải tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường để làm gì?
- Chúng ta phải tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường như thế nào?
- Chúng ta phải tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường ở đâu?
- Chúng ta phải tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường khi nào?
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Trạng ngữ được gạch chân trong mẩu chuyện trả lời câu hỏi nào?
Con cáo và chùm nho
“Một con cáo nhìn thấy những chùm nho chín mọng liền tìm cách hái chúng. Nhưng loay hoay mãi, cáo ta vẫn không với được chùm nho. Để dẹp nỗi bực mình, Cáo bèn nói: - Nho còn xanh lắm.”
- Nhằm mục đích gì? Để làm gì?
- Nhờ đâu? Cái gì?
- Vì sao? Khi nào?
- Ở đâu? Làm gì?
Câu 2: “Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng”. Trạng ngữ được gạch chân trong câu trên trả lời câu hỏi nào?
- Nhằm mục đích gì? Để làm gì?
- Nhờ đâu? Cái gì?
- Vì sao? Tại sao?
- Ở đâu? Làm gì?
Câu 3: Hoàn chỉnh các câu sau bằng cách ghép trạng ngữ chỉ mục đích với nội dung tương ứng?
1. Để cô giáo chủ nhiệm vui lòng, | a. xã em vừa đào một con mương. |
2. Để có thêm nước vào tưới tiêu cho đồng ruộng, | b. chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt. |
3. Để có một thân thể khỏe mạnh, | c. em phải năng tập thể dục |
- 1-a; 2-b; 3-c
- 1-b; 2-c; 3-a
- 1-b, 2-a, 3-c
- 1-c; 2-a; 3-b
- VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Hãy tìm yếu tố trạng ngữ chỉ mục đích trong câu và xác định trạng ngữ đó trả lời cho câu hỏi nào dưới đây “Để mở rộng việc tuyên truyền ông Nguyễn và những đồng chí khác của ông ra tờ báo Người cùng khổ.”
- “Để mở rộng việc tuyên truyền” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “ông Nguyễn và những đồng chí khác của ông ra tờ báo Người cùng khổ để làm gì?”
- “Để mở rộng việc tuyên truyền” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “ông Nguyễn và những đồng chí khác của ông ra tờ báo Người cùng khổ khi nào?”
- “tờ báo Người cùng khổ” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “để mở rộng tuyên truyền ông Nguyễn đã làm như thế nào?”
- “Ông Nguyễn và những đồng chí khác” là trạng ngữ, trả lời cho câu hỏi: “ông ra tờ báo Người cùng khổ để làm gì?”
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 15: Người thầy đầu tiên của bố tôi