Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 17 Đọc: Cây đa quê hương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17 Đọc: Cây đa quê hương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 17

ĐỌC: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả của bài đọc “Cây đa quê hương” là ai?

  1. Nguyên Ngọc
  2. Nguyễn Thi
  3. Nguyễn Khắc Viện
  4. Bằng Việt

Câu 2: Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ nhất hình ảnh nào?

  1. Mái đình
  2. Giếng nước
  3. Cây tre
  4. Cây đa trước xóm

Câu 3: Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

  1. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về
  2. Đàn bò vàng đang gặm cỏ
  3. Bầu trời xanh biếc
  4. Muôn hoa đang đua nở

Câu 4: Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:

  1. Lững thững - nặng nề
  2. Bé hơn - nhỏ hơn.
  3. Cổ kính - chót vót.
  4. Yên lặng - ồn ào

Câu 5: Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? (M1 – 0.5)

  1. Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang.
  2. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
  3. Như những con rắn hổ mang giận dữ.
  4. Nổi lên lớn hơn cả cột đình.

Câu 6: Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

  1. Cây đa nghìn năm.
  2. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.
  3. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ấu thơ của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.
  4. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.

Câu 7: Tác giả tả những bộ phận nào của cây đa?

  1. Lá, thân, ngọn.
  2. Cành, ngọn, rễ, lá.
  3. Thân, cành, ngọn, rễ, lá
  4. Rễ, thân, lá

Câu 8: Cây da dược tác giả liên tưởng đến hình ảnh gì?

  1. Cái dù khổng lồ.
  2. Cái nấm vĩ đại
  3. Lâu đài kiến trúc hiện đại.
  4. Tòa nhà cổ kính.

Câu 9: Cây đa gắn bó thân thiết với ai?

  1. Tác giả và bọn trẻ trong làng.
  2. Những người đi đường.
  3. Học sinh.
  4. Các chú công nhân.

Câu 10: "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào?

  1. Ở đâu?
  2. Là gì?
  3. Làm gì?
  4. Như thế nào?
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Dựa vào nội dung bài đã học, cây đa quê hương được miêu tả như thế nào?

  1. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
  2. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
  3. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
  4. Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.

Câu 2: Nối với đáp án đúng bằng cách tìm câu hỏi cho những từ gạch chân trong 2 câu bên dưới?

1. Rễ cây như những con rắn hổ mang giận dữ

a) Ai làm gì?

2. Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì

b) Như thế nào?

  1. 1-b; 2-a
  2. 1-a; 2-b
  3. 1-a; 2-a
  4. 1-b; 2-b

Câu 3: Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?

  1. Cành cây lớn hơn cột đình.
  2. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài.
  3. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể.
  4. Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.

Câu 4: Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Nối với đáp án đúng

1. Thân cây

a) lớn hơn cột đình

2. Cành cây

b) chót vót giữa trời xanh

3. Ngọn cây

c) chín, mười đứa trẻ ôm không xuể

4. Rễ cây

d) nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, nhu những con rắn hổ mang

  1. 1-d; 2-b; 3-a; 4-c
  2. 1-b; 2-d; 3-c; 4-a
  3. 1-a; 2-c; 3-d; 4-b
  4. 1-c; 2-a; 3-b; 4-d

Câu 5: Vì sao tác giả gọi cây đa quê mình là cây đa nghìn năm?

  1. Vì cây đa nghìn năm là tên gọi thân thương mà tác giả đặt tên cho nó
  2. Vì cây đa rất to lớn. Chín, mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể
  3. Vì cây đa đã có từ rất lâu đời, gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người.
  4. Tất cả các đáp án đều sai.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống “Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □”

  1. dấu phẩy [,]; dấu chấm [.]
  2. dấu chấm than [!]; dấu chấm [.]
  3. dấu phẩy [,]; dấu chấm than [!]
  4. dấu hỏi [?]; dấu chấm than [!]

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân dưới đây: Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói”.

  1. Khi nào gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?
  2. Ở đâu, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?
  3. Tại sao gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?
  4. Ai làm gì gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?

Câu 3: Từ ngữ gạch chân là những từ ngữ miêu tả điều gì ở cây đa?

“Ngọn chót vót giữa trời xanh.”

  1. hoạt động, trạng thái
  2. công dụng, lợi ích
  3. đặc điểm, tính chất
  4. Tất cả các đáp án trên
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với cây đa, với quê hương?

  1. Bài văn nói lên nét đẹp của vùng quê thanh bình, nơi mà tác giả đang sinh sống và làm việc tại quê nhà của tác giả.
  2. Bài văn nói lên nỗi nhớ xa quê của tác giả đối với cây đa, với quê hương.
  3. Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, yên bình, đơn sơ qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam.
  4. Bài văn nói lên nỗi nhớ quê nhà, quê hương da diết của tác giả, tác giả hồi tưởng lại tuổi thơ bên những cảnh vật của làng quên thông qua hình ảnh đặc chưng quê hương mình

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 17: Cây đa quê hương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay