Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 18 Nói và nghe: Chúng em sáng tạo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18 Nói và nghe: Chúng em sáng tạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 18: ĐỒNG CỎ NỞ HOA

NÓI VÀ NGHE: CHÚNG EM SÁNG TẠO

(15 CÂU) 

A. TRẮC NGHIỆM 

I. NHẬN BIẾT (05 CÂU) 

Câu 1: Khi giới thiệu về một sản phẩm em tự tay làm ra, điều đầu tiên cần làm là gì?

  1. Chọn sản phẩm mình sẽ giới thiệu.
  2. Nêu tên sản phẩm.
  3. Mô tả sản phẩm. 
  4. Sử dụng tranh ảnh để hiểu về sản phẩm.

Câu 2: Khi giới thiệu một sản phẩm, em có thể nói những gì?

  1. Tên sản phẩm.
  2. Hình dáng, màu sắc của sản phẩm.
  3. Chất liệu của sản phẩm.
  4. Cả A, B, C.

Câu 3: Khi giới thiệu sản phẩm em đã làm, cần chú ý điều gì?

  1. Sử dụng các tính từ, hình ảnh so sánh để làm nổi bật đặc điểm của sản phẩm đó.
  2. Sử dụng các từ ngữ cẩn thận.
  3. Sử dụng các danh từ để miêu tả sản phẩm.
  4. Kết hợp tranh ảnh để cuốn hút người nghe.

Câu 4: Người nói cần làm gì khi giới thiệu về một sản phẩm mà mình tự tay làm ra?

  1. Giới thiệu rõ ràng, chi tiết tên sản phẩm, đặc điểm, hình dáng của sản phẩm.
  2. Dùng các cử chỉ biểu lộ cảm xúc để hỗ trợ cho phần nói.
  3. Chuẩn bị trước phần nói của mình.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Người nghe cần phải lưu ý điều gì?

  1. Chăm chú lắng nghe, thể hiện bằng cử chỉ (gật đầu, cười…).
  2. Đặt câu hỏi sau khi người nói kết thúc phần chia sẻ của mình.
  3. Cả A và B.
  4. Nghe xem người nói có nói ngọng hay không.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU) 

Đọc đoạn văn đã cho sau và trả lời câu hỏi.

Cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.

Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con diều cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng...

Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét.

Câu 1: Văn bản trên giới thiệu về cái gì?

  1. Khung diều.
  2. Cánh diều.
  3. Dây dù.
  4. Cấu tạo của con diều.

Câu 2: Chất liệu làm nên khung diều thường là gì?

  1. Giấy, báo, dây.
  2. Tre, gỗ.
  3. Tre, nứa, giấy.
  4. Nứa, gỗ, báo.

Câu 3: Phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao là gì?

  1. Khung diều.
  2. Áo diều.
  3. Dây dù.
  4. Giấy báo.

Câu 4: Dây dù có tác dụng gì?

  1. Dây dù buộc vào con diều để người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình.
  2. Dây dù dùng để điều khiển con diều.
  3. Dây dù dùng để thả cho con diều bay lên cao.
  4. Dây dù dùng để buộc diều.

Câu 5: Chất liệu để làm phần áo diều thường là gì?

  1. Tre nứa, gỗ, giấy báo, ni lông.
  2. Giấy báo, gỗ, ni lông.
  3. Giấy báo, vải mỏng, ni lông.
  4. Gỗ, vải vỏng, ni lông.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU) 

Câu 1: Dưới đây đâu là câu giới thiệu sản phẩm?

  1. Chiếc máy bay giấy vô cùng hữu ích.
  2. Hôm nay em đã mang đến đây một chiếc máy bay giấy do em tự làm tặng mọi người.
  3. Đây là chiếc máy bay giấy em tự làm.
  4. Chiếc máy bay giấy này rất đẹp.

Câu 2: Sắp xếp các bước để làm một chiếc máy bay giấy dưới đây?

  1. Sau đó ta gấp đôi một tờ giấy in tiêu chuẩn theo chiều dọc.
  2. Lấy một tờ giấy in khổ đặt trên mặt phẳng.
  3. Rồi gấp hai góc trên của tờ giấy vào nếp gấp ở giữa.
  4. Cuối cùng là gấp các cạnh chéo hai bên vào nếp gấp giữa để tạo hình cánh máy bay.
  5. Tiếp là dấp các cạnh chéo bên trên về phía nếp gấp ở giữa một lần nữa.
  6. b - c - e - a - d.
  7. b - d - e - a - c.
  8. b - a - e - c - d.
  9. b - a - c - e - d.

Câu 3: Khi giới thiệu sản phẩm em đã làm, có thể sử dụng các công cụ nào hỗ trợ dưới đây?

  1. Tranh ảnh.
  2. Vật thật.
  3. Mô hình sản phẩm.
  4. Tất cả các đáp án trên.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU) 

Câu 1: Câu chuyện nào dưới đây viết về các phát minh khoa học?

  1. Danh nhân thế giới: Edison.
  2. Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
  3. Anh em sinh đôi của Châu Khuê.
  4. Thi nhạc của Nguyễn Phan Hách.

Câu 2: Khi giới thiệu một sản phẩm em tự làm, suy nghĩ của em về sản phẩm đó có thể được biểu hiện qua?

  1. Cách dùng từ của bản thân.
  2. Giọng nói, ngữ điệu.
  3. Cử chỉ, điệu bộ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 18: Bài đọc - Đồng cỏ nở hoa. Luyện tập tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay