Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 22 Đọc: Cái cầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 22 Đọc: Cái cầu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG TRONG TÔI

BÀI 22

ĐỌC: CÁI CẦU

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tác giả bài thơ “Cái cầu” là do ai sáng tác?

  1. Xuân Quỳnh
  2. Phạm Tiến Duật
  3. Tố Hữu
  4. Huy Cận

Câu 2: Người cha trong bài thơ gửi cho con thứ gì?

  1. Chiếc cầu được gấp bằng giấy
  2. Bức thư và hình ảnh chiếc cầu
  3. Bức thư
  4. Hình ảnh chiếc cầu

Câu 3: Người cha của bạn nhỏ làm nghề gì?

  1. Nhiếp ảnh
  2. Lái xe lửa
  3. Kĩ sư hoặc công nhân xây dựng cầu
  4. Bác sĩ

Câu 4: Chiếc cầu cha làm có tên là gì ?

  1. Hàm Rồng
  2. Nhật Tân
  3. Long Biên
  4. Thê Húc

Câu 5: Bài thơ là lời của ai nói với ai?

  1. Của người con nói với cha
  2. Của người con nói với mẹ
  3. Của người con tự nói với chính mình
  4. Của người cha nói với con

Câu 6: Bức ảnh cha gửi đã gợi cho bạn nhỏ nghĩ đến những chiếc cầu nào?

  1. Cầu tơ nhỏ
  2. Cầu ngọn gió
  3. Cầu lá tre
  4. Cả A, B, C

Câu 7: Cầu Hàm Rồng ở đâu?

  1. Thái Bình
  2. Nam Định
  3. Thanh Hóa
  4. Ninh Bình

Câu 8: Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về cha ?

  1. Cái cầu của cha
  2. Là cái cầu này ảnh chụp xa xa
  3. Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ
  4. Con sáo sang dông bắc cầu ngọn gió

Câu 9: Những câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất yêu chiếc cầu cha làm?

  1. Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê/Yêu hơn, cả cái cầy ao mẹ thường đãi đỗ/Là cái cầu này ảnh chụp xa xa
  2. Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu
  3. Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu
  4. Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế

Câu 10: Bạn nhỏ yêu chiếc cầu nào nhất ?

  1. Chiếc cầu của mẹ.
  2. Chiếc cầu của cha.
  3. Chiếc cầu sang nhà bà ngoại.
  4. Chiếc cầu của ông ngoại
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Vì sao bạn nhỏ yêu chiếc cầu của cha nhất ?

  1. Vì đó là cái cầu bạn nhỏ thích nhất
  2. Vì đó là cái cầu có công của cha bạn nhỏ làm nên
  3. Vì đó là cái cầu hiện đại, bắc qua sông sâu, có đường cho xe lửa chạy
  4. Vì đó là cây cầu đẹp nhất đất nước

Câu 2: Từ “Chum” trong bài có thể hiểu chỉ đồ vật nào sau đây?

  1. người đỗ đầu trong kì thi tổ chức cho những người đã đỗ tiến sĩ thời xưa
  2. đồ đựng bằng đất nung, loại to, miệng tròn, giữa phình ra
  3. bình làm bằng gốm, loại dùng để cắm hóa
  4. đồ làm bằng tre đan, dùng để dựng hoa quả

Câu 3: Nhìn hình ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ liên tưởng đến những cây cầu của ai?

  1. Chiếc cầu của nhện, chim sáo, kiến.
  2. Cái cầu tre lối sang bà ngoại
  3. Cầu ao mẹ thường đãi đỗ
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Qua bài thơ, những cây cầu hiện lên như thế nào?

  1. Thân thương, mộc mạc, bình dị
  2. Hoành tráng, hiện đại
  3. Rực rỡ, sáng sủa
  4. To lớn vĩ đại

Câu 5: Nội dung của bài thơ “Cây cầu” nói lên điều gì?

  1. Bài thơ nói về những chiếc cầu đẹp đẽ trong suy nghĩ của bạn nhỏ
  2. Bài thơ nói về sự thích thú của mình đối với chiếc cầu của cha
  3. Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất
  4. Bài thơ là sự tâm tình của con về người cha làm kĩ sư xây cầu phải sống xa nhà.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện điều gì?

  1. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện tình yêu, niềm tự hào về cha mẹ, gia đình, quê hương, đất nước.
  2. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện sự hâm mộ về nghề nghiệp của cha đang làm
  3. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện nỗi nhớ đến người cha đi làm xe nhà
  4. Tình cảm của bạn nhỏ đối với những cây cầu thể hiện tình yêu của khung cảnh quê hương, đất nước

Câu 2: Bài thơ có hình ảnh nào được so sánh? Hình ảnh đó được so sánh bằng cách nào?

  1. Bài thơ có con sáo, con kiến và con nhện được so sánh. Chúng được so sánh bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.
  2. Bài thơ có cầu tơ nhỏ, cầu ngọn gió và cầu lá tre được so sánh. Chúng được so sánh bằng cách tả cái cầu như tơ nhện, ngon gió và lá tre.
  3. Bài thơ có hình ảnh cầu tre lối sang bà ngoại được so sánh. Hình ảnh này được so sánh bằng cách tả cầu tre giống như chiếc võng biết hát lời ru người qua lại.
  4. Bài thơ chỉ có hình ảnh nhân hóa, không sử dụng hình ảnh so sánh

Câu 3: Bài thơ có những sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?

  1. Bài thơ có cầu tơ nhỏ, cầu ngọn gió và cầu lá tre được nhân hóa. Chúng được nhân hóa bằng cách tả mượn hình ảnh của con vật để nói về phương tiện bắc cầu.
  2. Bài thơ có con sáo, con kiến và con nhện được nhân hóa. Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.
  3. Bài thơ có cầu tre được nhân hóa. Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như chiếc võng biết hát lời ru.
  4. Bài thơ không có hình ảnh nhân hóa mà chỉ có hình ảnh so sánh.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Nối cột để được ý đúng với nội dung bài thơ

1. Nhện

a) thường đãi đỗ

2. Sáo

b) bắc cầu tơ nhỏ

3. Kiến

c) như võng trên sông ru người qua lại

4. Cầu sang nhà bà ngoại

d) bắc cầu ngọn gió sang sông

5. Cầu ao của mẹ

e) bắc cầu lá tre qua ngòi

  1. 1-d; 2-d; 3-c; 4-e; 5-a
  2. 1-b; 2-d; 3-c; 4-e; 5-a
  3. 1-b; 2-d; 3-e; 4-c; 5-a
  4. 1-b; 2-c; 3-d; 4-e; 5-a

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 22: Cái cầu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay