Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 27 Luyện từ và câu: Luyện tập lựa chọn từ ngữ
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27 Luyện từ và câu: Luyện tập lựa chọn từ ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ: VÌ MỘT THẾ GIỚI BÌNH YÊN
BÀI 27
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP LỰA CHỌN TỪ NGỮ
(19 CÂU)
- TRẮC NGHIỆM
- NHẬN BIẾT (05 CÂU)
Câu 1: Tìm cặp từ đồng nghĩa với nhau trong các từ dưới đây?
- Thông minh – ngu dốt
- Cần cù – chăm chỉ
- Siêng năng – lười biếng
- Giàu có – Nghèo nàn
Câu 2: Dòng nào dưới đây sai chính tả?
- Nghuệch nghoạc
- Ngoằn ngoèo
- Ngoan ngoãn
- Nhõng nhẽo
Câu 3: Đơn vị cấu tạo từ là gì?
- Tiếng
- Từ
- Chữ cái
- Nguyên âm
Câu 4: Các lỗi về từ ngữ thường gặp
- Lỗi lặp từ
- Lỗi dùng sai từ
- Lỗi dùng sai nghĩa của từ
- Cả ba đáp án trên
Câu 5: “Đàn cá đang tung tăng bơi lội”. Từ chỉ hoạt động là?
- Đàn cá
- đang tung tăng
- bơi
- tung tăng bơi lội
- THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Từ ngữ nào dưới đây thích hợp điền vào chỗ trống câu sau: “Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) được UNESCO công nhận là một trong những .... thiên nhiên của thế giới”.
- Kì ảo
- Kì tích
- Kì lạ
- Kì quan
Câu 2: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?
- Không
- Có
- Vừa có vừa không
- Vào
Câu 3: Từ "Sính lễ" được hiểu nghĩa là?
- lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất.
- lễ vật để dâng cúng tiên đế.
- lễ vật quần thần dâng lên nhà vua.
- lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
Câu 4: Chọn từ ngữ phù hợp nhất dưới đây để đặt vào khoảng trống ở câu sau: “Đi đường phải luôn luôn .... để tránh xảy ra tai nạn.”
- nhìn ngó
- dòm ngó
- quan sát
- ngó nghiêng
Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Tôi nghĩ bài kiểm tra sáng nay .... rồi, chắc không được nổi 5 điểm.”
- Hỏng
- Tốt
- Hoàn hảo
- Hư
Câu 6: Tìm từ ngữ thích hợp thay cho chỗ trống để câu văn đúng và hay “Ruộng bậc thang là .... lao động của những người nông dân vừng Tây Bắc.
- Thành công
- Thành quả
- Thành tích
- Thành đạt
Câu 7: Chọn các từ ngữ dưới đây điền vào chỗ trống để tạo câu có hình ảnh ấn tượng với người đọc: “Nắng ban mai tung ... trên cánh đồng”.
- ánh nắng lấp lánh
- nắng mùa thu
- bay phất phới
- lụa tơ vàng óng
Câu 8: Những từ ngữ nào chỉ gồm những người trong gia đình?
- Công nhân, nông dân, trí thức.
- Ông bà, cha mẹ, anh chị.
- Thầy giáo, cô giáo, học sinh.
- Chú bác, các thầy, con cái.
Câu 9: Tìm từ ngữ dùng để nhân hóa trong câu sau: "Những chú chích chòe đua nhau hót ríu rít trên cành cây."
- chú
- hót
- ríu rít
- chích chòe
Câu 10: Tìm từ ngữ dùng để nhân hóa trong câu sau: "Ngày mai muông thú trong rừng mở hội thi chạy dể chọn con vật chạy nhanh nhất."
- Muông thú
- Chạy nhanh
- mở hội thi
- rừng
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận từ ngữ được gạch chân: “Em là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường”.
- Hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường ở đâu?
- Ai là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường?
- Hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường như thế nào?
- Khi nào là hội viên của một câu lạc bộ thiếu nhi phường?
Câu 2: Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: “Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn An”
- Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý.
- Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý bạn.
- Bạn An là một học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ nên cả lớp ai cũng quý An.
- Không sửa câu trên được
Câu 3: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lý do lựa chọn: “Việt Nam muốn làm .... với tất cả các nước trên thế giới”.
- Bạn – Vì từ bạn phù hợp với sắc thái của câu nói, thể hiện thái độ, mong muốn hợp tác của Việt Nam. Phù hợp với phong cách ngoại giao, không quá thân mật.
- Đồng minh – Vì từ đồng minh phù hợp với câu với câu nói, lực lượng cùng đứng về một phía để phối hợp hành động vì mục đích chung.
- Hàng xóm – Vì từ hàng xóm phù hợp với múc độ thân thân thiết, có trong các mối quan hệ với nhau, cùng nhau phát triển. Hàng xóm tối đèn tắt lửa có nhau.
- Anh em – Vì từ anh em chỉ những mối quan hệ gần gũi, thân thiết, coi nhau như người thân trong gia đình. Phù hợp để kết nghĩa gắn bó lâu dài.
- VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)
Câu 1: Vì sao trong câu "Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.", từ xúc động được chọn hợp lí hơn các từ khác như cảm động hay xúc cảm?
- Vì từ cảm động và xúc cảm không phù hợp để sử dụng trong ngữ cảnh này.
- Vì trong trường hợp nhớ thương về điều gì thì dùng từ xúc động là hợp lí
- Vì xúc cảm gắn với những từ chỉ thái độ hơn là đi với những từ chỉ tình cảm, còn cảm động thì thường đi với cảm giác vỡ òa, vui sướng
- Vì từ xúc cảm không nêu được hết ý nghĩa cảm động, còn từ cảm động thì lại thường được dùng khi nói về điều tích cực.
=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối Bài 27: Băng tan