Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 3 Đọc: Ông Bụt đã đến

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3 Đọc: Ông Bụt đã đến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 3

ĐỌC: ÔNG BỤT ĐÃ ĐẾN

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Văn bản đọc “Ông Bụt đã đến” của tác giả nào?

  1. Truyện dân gian
  2. Võ Thu Hương
  3. Trần Đăng Khoa
  4. Đoàn Giỏi

Câu 2: Có thể em đã biết, ông Bụt trong truyện cổ tích có những nét riêng nào?

  1. Nét mặt hiền từ, râu tóc bạc phơ
  2. Bụt thường xuất hiện khi mọi người gọi hoặc khi nhân vật gặp khó khăn
  3. Bụt là người có phép thuật
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Văn bản đọc “Ông Bụt đã đến” có mấy nhân vật và đó là những ai?

  1. 1: Mai
  2. 2: Mai và mẹ của Mai.
  3. 3: Mai, mẹ của Mai, ông nhạc sĩ
  4. 4: Mai, mẹ của Mai, ông nhạc sĩ và ông Bụt

Câu 4: Nhà Mai thuê căn nhà hai tầng màu hồng rất đẹp của ông nhạc sĩ để làm gì?

  1. Mở quán ăn
  2. Bán hàng tạp hóa
  3. Quán cà phê
  4. Để bán hoa

Câu 5: Mai đã sơ ý gây ra chuyện gì?

  1. Mai đã sơ ý làm gãy cành hoa
  2. Mai đã cố tình làm gãy cành hoa
  3. Mai đã vô tình làm vỡ chậu hoa
  4. Mai cố tình làm vỡ chậu hoa

Câu 6: Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự việc Mai sơ ý làm gãy cành hoa?

  1. Ông nhạc sĩ
  2. Người hàng xóm
  3. Mẹ của Mai
  4. Ông Bụt

Câu 7: Sau khi sơ ý làm gãy cành hoa Mai có suy nghĩ gì?

  1. Đứng lì một chỗ không qua xin lỗi ông nhạc sĩ
  2. Giá như có phép màu cho cành hoa liền lại
  3. Cố tình òa khóc thật to để ăn vạ
  4. Qua xin lỗi ông nhạc sĩ vì đã làm gãy cành hoa

Câu 8: Khi mắc lỗi, mẹ của Mai có thái độ như thế nào?

  1. Không nói gì, mặc kệ để Mai giải quyết.
  2. Trách mắng Mai vò đã cố tình làm gãy cành hoa
  3. Quát mắng Mai để Mai không tái phạm nữa.
  4. Nhắc nhở nhẹ nhàng và bảo Mai qua xin lỗi ông.

Câu 9: Tâm trạng của Mai như thế nào khi đến xin lỗi ông nhạc sĩ?

  1. Rụt rè, lo lắng, mắt vẫn hòa nước.
  2. Cố tỏ ra sợ hãi để được ông nhạc sĩ tha thứ.
  3. Mai cảm thấy vui và biết chắc rằng ông nhạc sĩ sẽ tha thứ cho mình.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 10: Ông nhạc sĩ xử lí vụ việc như thế nào?

  1. Mặc kệ vụ việc của chậu hoa, ông tiếp tục ngồi viết nhạc
  2. Chạy xuống nhà để trách móc Mai đã làm gãy cành hoa mà mình yêu quý.
  3. Ông đã âm thầm đi mua chậu lan mới thay cho chậu lan cũ.
  4. Ông nhận không nhận lời xin lỗi của Mai và không muốn gặp cô bé.
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Những chi tiết nào trong bài đọc cho thấy Mai rất yêu hoa:

  1. “Ngoài việc xem có sâu hay không. Mai còn hồi hộp chờ hoa nở”.
  2. “...mỗi sáng ngắm nghía mấy chậu hoa mãi... Mai nâng niu nhành hoa và vuốt ve mãi những cách hoa...”
  3. “Và sáng nay, một nhành lan bung xòe rung rinh trong nắng sớm, mời gọi đàn bướm dập dìu xung quanh”.
  4. “Bỗng chỉ một chút sơ ý, cành hoa bị gãy”

Câu 2: Tại sao Mai lại nghĩ có ông Bụt giúp đỡ mình khi nhìn thấy chậu lan mới?

  1. Vì Mai nghĩ mẹ đã mua cho mình chậu hoa mới, nên đã nghĩ mẹ là ông Bụt và kêu khe khẽ với mẹ “Mẹ ơi, ông Bụt đã cứu con”.
  2. Vì Mai chỉ tình cờ nghĩ là có ông Bụt giúp đỡ mình trong lúc mình cần.
  3. Vì Mai đã gào khóc rất to để ông Bụt có thể nghe thấy tiếng khóc đó mà hiện lên giúp đỡ mình.
  4. Vì Mai đã gửi lời cầu cứu tới ông Bụt khi cô bé rất cần sự giúp đỡ và đã được giúp đỡ.

Câu 3: Qua tình huống trong văn bản đọc, theo em ai được xem là ông Bụt trong câu chuyện trên?

  1. Mẹ của Mai
  2. Ông hàng xóm
  3. Ông nhạc sĩ
  4. Bố của Mai

Câu 4: Vì sao ông nhạc sĩ được xem là ông Bụt trong câu chuyện trên?

  1. Vì ông Bụt thường xuất hiện khi có người gặp khó khăn và cứu giúp, tạo nên phép màu trong suy nghĩ của Mai
  2. Vì ông rất hào phóng đã bỏ tiền ra mua một chậu hoa mới thay cho chậu hoa cũ
  3. Vì ông đã khiến cho bé Mai trở nên vui vẻ sau khi cành hoa bị gãy
  4. Vì ông nhạc sĩ chính là ông Bụt thực sự trong truyện cổ tích

Câu 5: Vì sao ông nhạc sĩ lại mua chậu lan mới thay cho chậu lan cũ?

  1. Vì ông nhạc sĩ rất giàu nên đã mua nên đã mua chậu lan mới thay cho chậu lan cũ đã bị gãy cành.
  2. Vì ông nhạc sĩ rất thích hoa lan nên đã mua chậu lan mới thay cho chậu lan cũ đã bị gãy cành.
  3. Vì ông nhạc sĩ đã trông thấy chậu lan mới bị gãy cành hoa và thấy Mai khóc rất to.
  4. Vì ông nhạc sĩ đã tình cờ nhìn thấy những giọt nước mắt và nghe được những lời thì thầm của Mai

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Qua văn bản đọc “Ông Bụt đến rồi”, em có nhận xét gì về nhân vật ông nhạc sĩ?

  1. Là một người rất cao thượng, sống có tình yêu thương.
  2. Ông nhạc sĩ là một người lặng lẽ và thấu hiểu.
  3. Ông là một con người thầm lặng, chẳng hề nói với ai ý định tốt đẹp của mình.
  4. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 2: Tìm từ ngữ so sánh trong câu sau: “Giai điệu tươi vui như tiếng cười trong veo của cô bé ngoài kia”

  1. như
  2. tiếng cười
  3. của
  4. kia

Câu 3: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?

  1. Có tình yêu thương mới đem lại hạnh phúc
  2. Tình yêu thương bắt nguồn từ sự thương hại.
  3. Lan tỏa tình yêu thương để mang lại hạnh phúc không chỉ cho người khác mà còn cho chính bản thân.
  4. Tất cả các ý trên.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Đoán xem Mai sẽ nói gì với ông nhạc sĩ sau khi biết việc ông đã làm cho mình?

  1. Mai sẽ nói lời chào đến ông nhạc sĩ sau khi biết việc ông đã làm cho mình.
  2. Mai sẽ nói lời cảm ơn đến ông sau khi biết việc ông đã làm cho mình
  3. Mai sẽ nói lời xin lỗi sau khi biết việc ông đã làm cho mình.
  4. Mai sẽ nói hỏi ông họa sĩ mua chậu hoa ở đâu sau khi biết việc ông đã làm cho mình

 

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 3: Ông Bụt đã đến

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay