Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối Bài 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

BÀI 7

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ VỊ NGỮ

(19 CÂU)

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Vị ngữ là gì?

  1. Là thành phần chính trong câu chỉ người, sự vật làm chủ sự việc.
  2. Là thành phần chính trong câu dùng để nêu rõ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó.
  3. Là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho chủ ngữ.
  4. Là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành cụm động từ hay cụm tính từ.

Câu 2: Điền vào chỗ trống: “Câu có thể có...vị ngữ”

  1. 1
  2. 2
  3. 2 hoặc nhiều hơn 2
  4. một hoặc nhiều

 

Câu 3: Câu “Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mội khi, xem hoàng hôn xuống.” có mấy vị ngữ?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Vị ngữ là thành phần thường trả lời cho các câu hỏi nào?

  1. Làm gì? Ai? Cái gì?
  2. Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì?
  3. Làm gì? Như thế nào? Là gì?
  4. Khi nào? Cái gì? Con gì?

Câu 5: : Trong câu: “Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc một vầng trăng.” Có bộ phận vị ngữ là gì?

  1. Tĩnh mịch
  2. Giữa trời khuya tĩnh mịch
  3. Vằng vặc
  4. Vằng vặc một vầng trăng

Câu 6: Xác định vị ngữ trong câu: “Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập”

  1. Chợ Năm Căn
  2. nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
  3. bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập
  4. Chủ ngữ được lược bỏ

Câu 7: Đáp án nào dưới đây không thích hợp làm vị ngữ cho câu “Giữa cánh đồng lúa chín, ... ”

  1. Bà con đang gặt hái sôi nổi.
  2. Các loài chim hót vang.
  3. Xe máy, ô tô đi lại nườm nượp, bóp còi inh ỏi.
  4. Từng đàn cò trắng lượn ngang.

Câu 8: Dấu hiệu nhận biết chủ ngữ là gì?

  1. Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?
  2. Nêu lên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được thể hiện ở vị ngữ; trả lời cho câu hỏi “Ai?”, “Con gì?”, “Cái gì?”
  3. Do người viết tự quy định
  4. Không có dấu hiệu nhận biết khách quan

Câu 9: Vị ngữ của câu “Mỗi khi tan trường, cô giáo luôn chào chúng tôi bằng nụ cười hiền từ.” là

  1. Mỗi khi tan trường
  2. Cô giáo
  3. Luôn chào chúng tôi bằng nụ cười hiền từ
  4. Cô giáo luôn chào chúng tôi bằng nụ cười hiền từ

Câu 10: Câu nào có vị ngữ là tính từ?

  1. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
  2. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.
  3. Xi mông lặng im một giây để ghi nhớ cái tên ấy trong óc.
  4. Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào má em.
  1. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Xác định vị ngữ trong câu kể sau “Người là Cha, là Bác, là Anh”

  1. Người
  2. Là Cha, là Bác, là Anh
  3. Là Cha
  4. Không có vị ngữ

Câu 2: Dòng nào dưới đây là vị ngữ của câu: “Những chú voi chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi.”

  1. đều ghìm đà, huơ vòi
  2. ghìm đà, huơ vòi
  3. huơ vòi
  4. chạy đến đích đầu tiên đều ghìm đà, huơ vòi

Câu 3: Vị ngữ trong câu “Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có cấu tạo là:

  1. Động từ
  2. Cụm động từ
  3. Cụm danh từ
  4. Cụm tính từ

Câu 4: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ?

  1. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
  2. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
  3. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao.
  4. Ngày hôm ấy, nó buồn.

Câu 5: Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái là đáp án nào dưới đây?

  1. Tôi luôn nghĩ rằng bạn ấy rất tốt.
  2. Nam đang ngủ trưa
  3. Mai có mái tóc vàng hoe.
  4. Mẹ về là một niềm vui.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.” Trong câu trên, em xác định được bao nhiêu vị ngữ của câu?

  1. Hai vị ngữ
  2. Một vị ngữ
  3. Ba vị ngữ
  4. Bốn vị ngữ

Câu 2: Tìm vị ngữ cho câu sau “Anh hùng dân tộc” là người như thế nào?

  1. Là người rất dũng cảm
  2. Là người có đức dộ và tài năng
  3. Là người có công lớn với dân với nước
  4. Là người làm nên những việc phi thường

Câu 3: Câu nào dưới đây được đặt dấu gạch chéo ( / ) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?

  1. Lũ trẻ / ngồi im nghe các cụ già kể chuyện.
  2. Lũ trẻ ngồi im / nghe các cụ già kể chuyện.
  3. Lũ trẻ ngồi / im nghe các cụ già kể chuyện.
  4. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già / kể chuyện.
  1. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Bộ phận in đậm trong câu “Cái giàn mướp trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng trả lời cho câu hỏi nào sau đây ?

  1. Khi nào?
  2. Làm gì?
  3. Ở đâu?
  4. Như thế nào?

 

=> Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 7: Con muốn làm một cái cây

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay