Phiếu trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Bầu trời mùa thu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
CHỦ ĐỀ: MĂNG NON
BÀI 3: CÓ HỌC MỚI HAY
ĐỌC: BẦU TRỜI MÙA THU
(15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (06 câu)
Câu 1: Bài đọc miêu tả mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân. B. Mùa hè. C. Mùa thu. D. Mùa đông.
Câu 2: Trong bài đọc Bầu trời mùa thu, người kể chuyện đi cùng ai ra cánh đồng?
A. Bạn bè. B. Gia đình. C. Bọn trẻ. D. Đồng nghiệp.
Câu 3: Trong bài đọc Bầu trời màu thu, người kể chuyện yêu cầu bọn trẻ làm gì?
A. Nhìn xuống đất.
B. Nhìn lên bầu trời.
C. Nhìn vào rừng cây.
D. Nhìn vào ao nước.
Câu 4: Theo bài đọc Bầu trời mùa thu, bầu trời mùa hè như thế nào?
A. Mát mẻ.
B. Nóng và chảy lên những tia sáng của ngọn lửa.
C. Xanh biếc.
D. Buồn bã.
Câu 5: Trong bài đọc Bầu trời mùa thu, em nào so sánh bầu trời với mặt nước trong ao?
A. Va-li-a.
B. Không được nêu tên.
C. Tất cả bọn trẻ.
D. Không em nào.
Câu 6: Tại sao mặt nước được mô tả là "mệt mỏi"?
A. Vì nó đang bốc hơi.
B. Vì nó đứng lại với màu xanh nhạt.
C. Vì mùa hè nó dạo chơi cùng những làn sóng. Vì vậy. mua thu nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt.
D. Vì nó đang chảy xiết.
II. THÔNG HIỂU (04 câu)
Câu 1: Trong bài đọc Bầu trời mùa thu, cô bé Va-li-a được miêu tả như thế nào?
A. Hoạt bát.
B. Nhỏ nhắn đứng trầm ngâm.
C. Nói nhiều.
D. Chạy nhảy.
Câu 2: Trong bài đọc Bầu trời mùa thu, Va-li-a miêu tả bầu trời bằng từ nào?
A. Bầu trời xanh biếc.
B. Bầu trời buồn bã.
C. Bầu trời dịu dàng.
D. Bầu trời trầm ngâm.
Câu 3: Trong bài đọc Bầu trời mùa thu, ai nói "Bầu trời buồn bã"?
A. Va-li-a.
B. Người kể chuyện.
C. Một em không được nêu tên.
D. Tất cả bọn trẻ.
Câu 4: Theo một em, bầu trời đang nhớ đến điều gì?
A. Bầu trời đang nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.
B. Bầu trời đang nhớ đến ánh nắng mùa hè.
C. Bầu trời đang nhớ đến những cơn mưa.
D. Bầu trời đang nhớ đến tiếng gió thổi.
III. VẬN DỤNG (03 câu)
Câu 1: Trong bài đọc Bầu trời mùa thu, các bạn nhỏ trong bài miêu tả bầu trời vào tháng mấy?
A. Tháng Bảy.
B. Tháng Tám.
C. Tháng Chín.
D. Tháng Mười
Câu 2: Trong bài đọc Bầu trời màu thu, thời tiết buổi sáng được miêu tả như thế nào?
A. Nóng bức.
B. Mát mẻ và dễ chịu.
C. Lạnh giá.
D. Mưa phùn.
Câu 3: Theo một em, vì sao bầu trời "ghé sát mặt đất"?
A. Vì trời sắp mưa.
B. Vì không còn chim én bay liệng, nó cúi xuống lắng nghê để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.
C. Vì có nhiều mây.
D. Vì gió thổi mạnh.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)
Câu 1: Câu văn: “Bầu trời buồn bã”, “Bầu trời trầm ngâm” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Ẩn dụ.
D. Không sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 2: Nội dung chính của bài đọc Bầu trời mùa thu là gì?
A. Sự thay đổi của thời tiết.
B. Trí tưởng tượng phong phú, đa dạng và thú vị của các bạn nhỏ về bầu trời.
C. Cách miêu tả bầu trời mùa thu.
D. Hoạt động dã ngoại của lớp học.
=> Giáo án Tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu