Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 2 và 3

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 2 và 3. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2+3

Câu 1: Văn hóa ứng xử trên phương tiện truyền thông số là gì?

  1. Phong cách viết truyền thống
  2. Quy tắc và cách thức ứng xử trong việc sử dụng phương tiện truyền thông số
  3. Sự tự do không bị ràng buộc trong việc sử dụng phương tiện truyền thông số
  4. Sự thô lỗ và không tôn trọng trong việc sử dụng phương tiện truyền thông số

Câu 2: Khi sử dụng phương tiện truyền thông số, chúng ta nên:

  1. Chia sẻ thông tin cá nhân một cách công khai
  2. Truyền tải tin tức và thông tin chưa được kiểm chứng
  3. Thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với người khác
  4. Gửi tin nhắn và bình luận mà không cần suy nghĩ

Câu 3: Khi viết bài trên phương tiện truyền thông số, chúng ta nên:

  1. Sử dụng ngôn ngữ lệch lạc và tục tĩu
  2. Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm một cách quá mức
  3. Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi chia sẻ
  4. Thể hiện sự phê phán và ghen tuông đối với người khác

Câu 4: Khi giao tiếp trên phương tiện truyền thông số, chúng ta nên:

  1. Lăng mạ và xúc phạm người khác
  2. Giữ bí mật và không tiết lộ thông tin riêng tư của người khác
  3. Chia sẻ thông tin cá nhân và địa chỉ liên lạc một cách công khai
  4. Truyền tải tin tức và thông tin chưa được kiểm chứng

Câu 5: Khi tham gia vào các diễn đàn và nhóm trên phương tiện truyền thông số, chúng ta nên:

  1. Thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với ý kiến khác biệt
  2. Chia sẻ thông tin cá nhân và địa chỉ liên lạc một cách công khai
  3. Quảng cáo và tiếp thị sản phẩm một cách quá mức
  4. Sử dụng ngôn ngữ lệch lạc và tục tĩu

 

Câu 6: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là?

  1. Nói lời xúc phạm người đó.
  2. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
  3. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
  4. Đe dọa người bắt nạt mình.

 

Câu 7: Nghiện chơi game trên mạng là gì?

  1. Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
  2. Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe của chúng
  3. Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực
  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 8: Nội dung trên mạng xã hội do chủ thể nào quản lí?

  1. Người dùng tự đăng tải lên, tự quản lý
  2. Được đăng tải lên và quản lý bởi chủ sở hữu ứng dụng
  3. Được nhà nước quản lý, giám sát
  4. Tất cả phương án trên đều đúng.

Câu 9: Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể làm gì?

  1. Mua hàng online
  2. Học trực tuyến
  3. Tương tác với nhau
  4. Cả A, B và C

Câu 10: Mục đích của mạng xã hội là gì?

  1. Chia sẻ, học tập.
  2. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.
  3. Chia sẻ, học tập, tiếp thị.
  4. Chia sẻ, học tập, tương tác.

Cây 11: Khi giao tiếp qua mạng chúng ta cần ứng xử như thế nào?

  1. Mỗi người khi giao tiếp qua mạng đều thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
  2. Khi giao tiếp qua mạng không thể hiện văn hóa ứng xử của mình.
  3. Cả 2 ý A và B đều chưa đúng.
  4. Ý kiến khác.

Câu 12: Những phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến hiện nay là

  1. Gọi điện thoại
  2. Nhắn tin và trò chuyện qua mạng xã hội
  3. Gửi thư chuyển phát nhanh qua bưu điện
  4. Nói chuyện trực tiếp

Câu 13: Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất đề người sử dụng tham gia là

  1. các website
  2. Thư điện tử
  3. Video
  4. Hình ảnh.

Câu 14: Những rủi ro mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng mạng xã hội đó là?

  1. Được trang bị tốt hơn các kiến thức và kĩ năng cần thiết để trở thành những công dân tích cực trong xã hội.
  2. Cập nhật và hiểu biết về các vấn đề văn hoá và xã hội mới.
  3. Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp và lợi dụng.
  4. Sáng tạo và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè, gắn kết với bạn bè, cảm thấy bớt bị cô lập.

Câu 15: Là một học sinh, chúng ta nên làm gì trên mạng xã hội?

  1. Xúc phạm, miệt thị người khác.
  2. Kết nối với bạn bè thân thiết 1 cách an toàn.
  3. Bản hàng kém chất lượng để kiếm lời.
  4. Khoe mẽ sự giàu có của bản thân.

Câu 16: Cách để giữ an toàn trên mạng xã hội?

  1. Chia sẻ mọi thông tin cá nhân.
  2. Dùng nhiều tài khoản.
  3. Kết bạn không chọn lọc
  4. Không cung cấp thông tin cho người lạ.

Câu 17: Chọn phương án sai khi nói về ưu điểm của mạng xã hội?

  1. Giúp người sử dụng kết nối với người thân, bạn bè.
  2. Hỗ trợ người sử dụng giảng dạy và học tập.
  3. Tăng khả năng giao tiếp trực tiếp.
  4. Là nguồn cung cấp thông tin và cập nhật thông tin nhanh chóng, hiệu

quá.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạng xã hội?

  1. Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất là dưới dạng các website.
  2. Mạng xã hội luôn có tính hai mặt, tốt và xấu.
  3. Cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi quyết định tham gia vào mạng xã hội.
  4. Mạng xã hội không có quy định về độ tuổi tham gia. Ví dụ Facebook cho phép tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đăng kí.

Câu 19: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về mạng xã hội Twitter?

  1. Là một website được thiết kế để người dùng có thể chia sẻ video caủa mình với những người khác.
  2. Là một ứng dụng chia sẻ miễn phí ảnh.
  3. Là ứng dụng cho phép người dùng đăng và cập nhật các mẫu tin nhắn với độ dài khoảng hơn 200 kí tự trên internet, là nơi chia sẻ các tin tức nhanh đang diễn ra trên thế giới.
  4. Là nơi kết nối với đồng nghiệp hiện tại và quá khứ cũng như các nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai.

Câu 20: Website nào dưới đây không phải là mạng xã hội?

  1. vietnamnet.vn.
  2. facebook.com.
  3. youtube.com.
  4. instagram.com.

Câu 21: Khi trò chuyện trên mạng em nên sử dụng webcam khi nào?

  1. Không bao giờ sử dụng webcam
  2. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng
  3. Khi nói chuyện với bất kì ai
  4. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, ...

Câu 22: Theo em tình huống nào sau đây là truy cập hợp lệ?

  1. Truy cập vào tài khoản mạng xã hội Facebook của người khác khi biết được tài khoản đăng nhập và mật khẩu.
  2. Truy cập vào các liên kết do thầy có gửi để lấy tài liệu học tập.
  3. Sử dụng máy tính, điện thoại của bạn khi chưa biết bạn có đồng ý hay không.
  4. Truy cập vào trang web có nội dung kích động bạo lực, cổ xuý cho hành vi thiếu văn hoá, vô cảm.

Câu 23: Cho các ý sau

(1) Trả lời nhanh chóng mỗi khi nhân được email, tin nhắn đích danh mình.

(2) Nếu bận, nên hẹn trả lời sau, nhưng đừng để quá lâu.

(3) Văn phong trả lời nên lịch sự, tôn trọng đối phương.

(4) Nếu không muốn trả lời, nên gửi mail từ chối nhã nhặn.

Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là

  1. (1), (3) và (4).
  2. (1), (2), (3) và (4).
  3. (2) và (3).
  4. (1), (2) và (4).

Câu 24: Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em nhắm mắt, biểu cảm khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì?

  1. Đăng ngay lên mạng xã hội để xả giận.
  2. Bình luận với lời lẽ không hay vào bài viết của bạn.
  3. Em sẽ góp ý nhẹ nhàng với bạn bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc nhắn tin để bạn rút kinh nghiệm.
  4. Nhờ bạn bè vào bình luận bài của bạn với lời lẽ không hay.

Câu 25: Em rất muốn khoe ảnh hoặc video dã ngoại cùng các bạn lên mạng vì hình ảnh của em rất đẹp. Nhưng bạn em không thích vì có một số ảnh bạn em không được như ý, em sẽ làm gì?

  1. Em vẫn đăng, vì em chụp em có quyền đăng.
  2. Em vẫn đăng vì hình của em đẹp, ảnh của bạn không đẹp cũng không sao.
  3. Em vẫn đăng nhưng không cho bạn em biết.
  4. Em sẽ không đăng, vì nếu đăng bạn em sẽ phiền lòng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay