Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5

Câu 1: Thuật toán tìm kiếm tuyến tính (linear search) có độ phức tạp thời gian là:

  1. O(1)
  2. O(log n)
  3. O(n)
  4. O(n^2)

Câu 2: Thuật toán tìm kiếm nhị phân (binary search) yêu cầu mảng đầu vào phải được:

  1. Sắp xếp tăng dần
  2. Sắp xếp giảm dần
  3. Không cần sắp xếp
  4. Chỉ chứa các số nguyên dương

Câu 3: Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, số lần so sánh tối đa cần để tìm kiếm một phần tử trong một mảng có n phần tử là:

  1. O(1)
  2. O(log n)
  3. O(n)
  4. O(n^2)

Câu 4: Thuật toán tìm kiếm nhị phân hoạt động hiệu quả trên dữ liệu có kích thước lớn, tuy nhiên điều kiện tiên quyết là:

  1. Dữ liệu phải được sắp xếp
  2. Dữ liệu không quá lớn
  3. Dữ liệu không được trùng lặp
  4. Dữ liệu chỉ chứa các số nguyên dương

Câu 5: Thuật toán tìm kiếm bằng phương pháp vét cạn (brute force) có độ phức tạp thời gian là:

  1. O(1)
  2. O(log n)
  3. O(n)
  4. O(n^2)

 

Câu 6: Thuật toán tìm kiếm nhị phân áp dụng với bài toán tìm kiếm kiểu nào?

  1. Áp dụng được với mọi bài toán tìm kiếm.
  2. Áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
  3. Áp dụng được với dãy giá trị chưa được sắp xếp.
  4. Cả A, B và C.

 

Câu 7: Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm một số trong dãy thẻ số, sau bước Lật thẻ thứ nhất thì ta sẽ thực hiện bước nào?

  1. Kiểm tra: Số thẻ có đúng là số cần tìm không?
  2. Kiểm tra: tất cả các thẻ số đã được lật?
  3. Đầu ra: thông báo vị trí tìm thấy.
  4. Kết thúc.

 

Câu 8: Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện như thế nào?

  1. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm lớn hơn.
  2. Chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
  3. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  4. So sánh lần lượt phần tử đầu của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

Câu 9: Bài toán: Thực hiện tìm một số bất kì trong dãy số. Đầu vào của bài toán tìm kiếm một số trong dãy số cho trước là:

  1. Dãy thẻ số
  2. Số cần tìm
  3. Dãy thẻ số và số cần tìm
  4. Vị trí tìm thấy

 

Câu 10: Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không giảm bằng cách nào dưới đây?

  1. Đổi chỗ 2 số liền kề nhau chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp.
  2. Di chuyển số nhỏ nhất về cuối danh sách.
  3. Di chuyển số nhỏ nhất về đầu danh sách.
  4. D. Lặp lại quá trình chọn số nhỏ nhất chưa sắp xếp và đưa về vị trí đầu tiên của dãy cho đến khi dãy chỉ còn một phần tử.

 

Câu 11: Điều kiện để thực hiện thật toán tìm kiếm nhị phân là:

  1. Dãy số chưa được sắp xếp.
  2. Dãy số đã được sắp xếp không giảm.
  3. Dãy số được sắp xếp không tăng.
  4. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 12: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách nào?

  1. Thay thế.
  2. Thay đổi.
  3. Hoán đổi.
  4. Cả A, B và C.

 

Câu 13: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện như thế nào?

  1. So sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  2. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  3. So sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với phần tử kế tiếp, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  4. So sánh lần lượt phần tử cuối cùng của dãy với giá trị kế tiếp, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.

 

Câu 14: Lựa chọn phương án đúng

Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm, ta thực hiện:

  1. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
  2. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
  3. Sắp xếp dãy số theo thức tự tăng dần.
  4. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.

Câu 15: Chọn phát biểu sai?

  1. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy gia trị đã được sắp xếp.
  2. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với dãy gia trị đã được sắp xếp.
  3. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
  4. Việc chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.

 

Câu 16: Ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?

  1. Dễ thực hiện và nhanh cho ra kết quả.
  2. Cho kết quả chính xác hơn.
  3. Cho kết quả cụ thể hơn.
  4. Cho kết quả khái quát hơn.

 

Câu 17: Ưu điểm của thuật toán tìm kiếm nhị phân là:

  1. Thu hẹp được phạm vi tìm kiếm chỉ còn tối đa là một nửa sau mỗi lần lặp.
  2. Số lần lặp tương tự như thuật toán tìm kiếm tuần tự.
  3. Thuật toán chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.
  4. Cả A và C.

 

 

Câu 18: Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

  1. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện so sánh lần lượt phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm, việc tìm kiếm kết thúc khi tìm thấy hoặc đã duyệt hết các phần tử trong dãy.
  2. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện lặp đi lặp lại việc duyệt từng thẻ số, vòng lặp sẽ kết thúc khi tìm thấy số cần tìm hoặc đã duyệt hết các thẻ số.
  3. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm lớn hơn.
  4. Cả 3 phương án trên.

 

Câu 19: Bài toán: Em hãy thực hiện sắp xếp các bạn trong tổ em theo thứ tự chiều cao không giảm. Với bài toán này em có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nào?

  1. Chỉ có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt
  2. Chỉ có thể sử dụng thuật toán sắp xếp chọn
  3. Có thể sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt hoặc chọn
  4. Không thể sử dụng hai thuật toán sắp xếp nổi bọt hoặc chọn

 

Câu 20: Sau khi thực hiện vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số sau theo thứ tự tăng dần ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 19, 16, 18, 15

  1. 19, 16, 15, 18.
  2. 16, 19, 15, 18.
  3. 19, 15, 18, 16.
  4. 15, 19, 16, 18.

 

Câu 21: Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu vào của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:

  1. Dãy số chưa được sắp xếp
  2. Dãy số đã được sắp xếp
  3. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần
  4. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần

Câu 22: Dùng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy sau tăng dần, sau khi thực hiện bước thứ 2 ta thu được dãy số nào?

Dãy số ban đầu: 19, 16, 8, 25

  1. 19, 16, 25, 8.
  2. 16, 19, 25, 8.
  3. 8, 25, 19, 16.
  4. 8, 16, 19, 25.

Câu 23: Cho dãy số xếp từ trái qua phải là; 20, 21, 17, 19. Cho biết với thuật toán sắp xếp chọn ở vòng lặp số 2 thì số nhỏ nhất được tìm thấy là số nào?

  1. 20
  2. 21
  3. 17
  4. 19

 

Câu 24: Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?

  1. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.
  2. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.
  3. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.
  4. Số lượng thẻ của dãy : 2.

 

Câu 25: Cho dãy chưa sắp xếp sau: 20, 21, 17, 19. Kết quả sau vòng lặp 1 khi sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy trên theo thứ tự tăng dần?

  1. 17, 20, 21, 19.
  2. 17, 21, 20, 19.
  3. 17, 19, 20, 21.
  4. 17, 19, 21, 20.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay