Phiếu trắc nghiệm Tin học 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Tin học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 7 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Khi lựa chọn hình ảnh để đưa vào bài trình chiếu nên căn cứ vào yếu tố nào?
A. Phù hợp với nội dung.
B. Hình ảnh phải đẹp.
C. Có tính thẩm mĩ và phù hợp với nội dung.
D. Có tính thẩm mĩ.
Câu 2: Điều kiện dừng thuật toán tìm kiếm tuần tự là gì?
A. Tìm thấy phần tử cần tìm.
B. Tìm thấy phần tử cần tìm hoặc đã hết danh sách.
C. Đã hết danh sách.
D. Tìm thấy phần tử cần tìm và đã hết danh sách.
Câu 3: Điều kiện lặp của thuật toán tìm kiếm nhị phân là gì?
A. Chưa tìm thấy phần tử cần tìm.
B. Chưa hết danh sách.
C. Chưa tìm thấy phần tử cần tìm hoặc chưa hết danh sách.
D. Chưa tìm thấy phần tử cần tìm và chưa hết danh sách.
Câu 4: Thuật toán tìm kiếm nhị phân bắt đầu thực hiện ở vị trí nào trong danh sách?
A. Vị trí đầu tiên.
B. Vị trí giữa.
C. Vị trí cuối cùng.
D. Vị trí bất kì.
Câu 5: Định dạng nào phù hợp khi tạo bài trình chiếu?
A. Tiêu đề kiểu chữ thường, nội dung kiểu chữ đậm.
B. Tiêu đề kiểu chữ đậm, nội dung kiểu chữ đậm.
C. Tiêu đề kiểu chữ đậm, nội dung kiểu chữ thường.
D. Tiêu đề kiểu chữ thường, nội dung kiểu chữ thường.
Câu 6: Dùng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp một dãy số tăng dần. Mỗi vòng lặp sẽ duyệt các phần tử từ cuối danh sách đến đầu danh sách. Kết thúc vòng lặp thứ nhát, phần tử đầu tiên sẽ có giá trị:
A. Nhỏ nhất trong dãy số.
C. Không thay đổi.
B. Lớn nhất trong dãy só.
D. Bằng giá trị của phần tử liền trước.
Câu 7: Màu chữ trên trang chiếu cần phải như thế nào?
A. Tương đương với màu nền.
B. Tương phản với màu nền.
C. Sử dụng nhiều màu chữ cho đẹp.
D. Sử dụng một màu duy nhất.
Câu 8: Khi so sánh giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa, nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị giữa thì:
A. Tìm trong nửa đầu của danh sách.
B. Tìm trong nửa sau của danh sách.
C. Dừng lại.
D. Tìm trong nửa đầu hoặc nửa sau của danh sách.
Câu 9: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách
A. Chọn phần tử có giá trị bé nhất đặt vào đầu danh sách.
B. Chọn phần tử có giá trị lớn nhất đặt vào đầu danh sách.
C. Hoán đổi nhiều lần các phần tử liền kề nếu giá trị của chúng không đúng thứ tự.
D. Chèn phần tử vào vị trí thích hợp để đảm bảo danh sách sắp xếp theo đúng thứ tự.
Câu 10: Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân sẽ phù hợp trong trường hợp nào dưới đây?
A. Tìm một từ tiếng anh trong quyển từ điển.
B. Tìm một số trong một danh sách.
C. Tìm tên một bài học trong quyển sách.
D. Tìm tên một nước trong danh sách.
Câu 11: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:
A. Cuối đến đầu.
B. Đầu đến cuối.
C. Giữa đến đầu.
D. Giữa đến cuối.
Câu 12: Em hãy sắp xếp lại các bước thực hiện tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu sao cho đúng.
a) Chọn thẻ Transitions.
b) Xem trước.
c) Chọn âm thanh, thời lượng,... thực hiện hiệu ứng.
d) Chọn trang chiếu.
e) Chọn hiệu ứng
A. a → d → e → c → b.
B. a → b → e → c → d.
C. d → a → e → c → b.
D. d → a → e → b → c.
Câu 13: Thuật toán sắp xếp chọn sẽ so sánh các phần tử ở vị trí nào?
A. So sánh phần tử ở vị trí được xét với các phần tử phía trước.
B. So sánh phần tử ở vị trí được xét với các phần tử đầu tiên.
C. So sánh phần tử ở vị trí được xét với các phần tử liền kề.
D. So sánh phần tử ở vị trí được xét với các phần tử phía sau.
Câu 14: Thuật toán tìm kiếm nhị phân cần thực hiện bao nhiêu bước để thông báo không tìm thấy số 10 trong danh sách [2, 5, 8, 11, 14, 17] ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 15: Phát biểu nào không chính xác về đối tượng trên trang chiếu?
A. Hình ảnh minh họa làm cho trang chiếu ấn tượng hơn.
B. Nên chọn hình ảnh phù hợp với chủ đề của bài trình chiếu.
C. Màu sắc, họa tiết trên hình ảnh không cần trùng khớp với chủ đề.
D. Hình ảnh minh họa cần có tính thẩm mĩ.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
Thuật toán tìm kiếm tuần tự có thể áp dụng cho cả mảng số nguyên và mảng chuỗi. Tuy nhiên, nó không phải là phương pháp tối ưu cho mảng lớn.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng cho mảng số nguyên.
b) Mảng chuỗi cũng có thể sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự.
c) Tìm kiếm tuần tự là phương pháp tối ưu cho mảng lớn.
d) Tìm kiếm tuần tự có thể tìm kiếm trong cả mảng số và mảng chữ.
Câu 2: Cho đoạn thông tin:
Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, nếu giá trị cần tìm không có trong danh sách, thuật toán sẽ trả về giá trị -1 hoặc một thông báo rằng giá trị không tồn tại.
Hãy đánh giá tính đúng sai của các nhận định sau:
a) Nếu giá trị không có trong danh sách, thuật toán sẽ không trả về kết quả gì.
b) Tìm kiếm nhị phân có thể trả về chỉ số của giá trị cần tìm.
c) Thuật toán tìm kiếm nhị phân luôn tìm thấy giá trị, nếu nó tồn tại.
d) Nếu giá trị không tồn tại, thuật toán sẽ trả về một thông báo hoặc giá trị -1.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................