Phiếu trắc nghiệm Toán 5 chân trời Bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Toán 5 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo

CHƯƠNG 6. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT. HÌNH LẬP PHƯƠNG. HÌNH TRỤ

BÀI 66: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG

(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (4 CÂU)

Câu 1: Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng:

A. Diện tích một mặt nhân với 2.

B. Diện tích một mặt nhân với 3.

C. Diện tích một mặt nhân với 4.

D. Diện tích một mặt nhân với 5.

Câu 2: Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng:

A. Diện tích một mặt cộng với 6.

B. Diện tích một mặt trừ đi 6.

C. Diện tích một mặt nhân với 6.

D. Diện tích một mặt chia cho 6.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất.

Muốn tìm diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta cần biết:

A. Số đo cạnh hình lập phương.

B. Số đo góc hình lập phương.

C. Chu vi mặt đáy hình lập phương.

D. Chu vi mặt bên hình lập phương.

Câu 4: Chọn đáp án sai.

A. Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt bên của hình lập phương.

B. Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích hai mặt đáy của hình lập phương.

C. Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích sáu mặt của hình lập phương.

D. Diện tích các mặt của hình lập phương bằng nhau.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 10 cm là: 

A. 300 cm2.

B. 600 cm2.

C. 500 cm2.

D. 400 cm2.

Câu 2: Tính diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 0,5 dm là: 

A. 1,5 dm2.

B. 1 dm2.

C. 0,5 dm2.

D. 0,25 dm2.

Câu 3: Để bảo quản chiếc bánh khỏi bụi bẩn, mẹ đã quấn xung quanh chiếc bánh một lớp giấy bóng trong suốt. Biết chiếc bánh đó dạng hình lập phương có cạnh 8 cm. Diện tích phần giấy bóng mẹ đã dùng là:

A. 256 cm2.

B. 320 cm2.

C. 384 cm2.

D. 576 cm2.

Câu 4: Một khối rubik dạng hình lập phương có cạnh 3,5 cm. Tính diện tích toàn phần của khối rubik đó.

A. 73,5 cm2.

B. 61,25 cm2.

C. 49 cm2.

D. 36,75 cm2.

Tìm hiểu bài tập sau để trả lời câu 5 – câu 8

Hoài xếp các khối lập phương nhỏ thành một khối lập phương lớn (hình vẽ) có diện tích xung quanh là 144 cm2.

Câu 5: Độ dài cạnh của khối lập phương lớn là:

A. 4 cm.

B. 5 cm.

C. 6 cm.

D. 7 cm.

Câu 6: Diện tích xung quanh của khối lập phương nhỏ là:

A. 16 cm2.

B. 36 cm2.

C. 9 cm2.

D. 24 cm2.

Câu 7: Diện tích toàn phần của khối lập phương nhỏ là:

A. 36 cm2.

B. 54 cm2.

C. 60 cm2.

D. 68 cm2.

Câu 8: Tỉ số phần trăm diện tích toàn phần của khối lập phương nhỏ và diện tích toàn phần của khối lập phương lớn là:

A. 30%.

B. 29%.

C. 27%.

D. 25%.

 

--------------------------------

------------- Còn tiếp ------------

=> Giáo án Toán 5 Chân trời bài 66: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 5 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay