Phiếu trắc nghiệm Vật lí 7 chân trời Ôn tập Chủ đề 4: Âm thanh (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 4: Âm thanh (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4: ÂM THANH

Câu 1: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 680 m/s và bước sóng 68 cm. Tần số của sóng âm này là 

  1. A. 500 Hz
  2. 1000 Hz
  3. 1500 Hz
  4. 2000 Hz

Câu 2: Khi gảy đàn bầu, vật nào đã phát ra âm thanh

  1. Tay người chơi đàn
  2. Vỏ đàn
  3. Miệng người chơi đàn
  4. Dây đàn

Câu 3: Một âm thoa dao động với tần số 100 Hz. Trong 4 phút 30 giây âm thoa thực hiện được

  1. 2500 dao động.

B. 27000 dao động.

  1. 75000 dao động.
  2. 50000 dao động. 

Câu 4: Khi nào âm phát ra là âm trầm?

  1. Khi âm phát ra có tần số thấp.

B. Khi âm phát ra có tần số cao.

  1. Khi âm nghe nhỏ.
  2. Khi âm nghe to.

Câu 5: Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm kém nhất?

  1. Gương
  2. Mặt bàn gỗ bóng
  3. Nền nhà gạch đá hoa
  4. Rèm nhung

Câu 6: Âm thanh được tạo ra nhờ

  1. Nhiệt
  2. Điện
  3. Ánh sáng
  4. D. Dao động

Câu 7: Vật nào sau đây được gọi là nguồn âm

  1. Cây súng
  2. B. Cái còi đang thổi
  3. Cái trống
  4. Âm thoa

Câu 8: Sóng âm là

  1. Chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
  2. Các vật dao động phát ra âm thanh.
  3. C. Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
  4. Sự chuyển động của âm thanh.

Câu 9: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Nguồn âm dao động càng nhanh thì (1) ... càng lớn, sóng âm nghe được có (2)... càng lớn.

  1. (1) – dao động, (2) – biên độ âm
  2. (1) – tần số, (2) – biên độ
  3. (1) – tần số âm, (2) – độ to
  4. (1) – biên độ, (2) – độ cao

Câu 10: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?

  1. 120 dB
  2. 50 dB
  3. 30 dB
  4. 80 dB

Câu 11: Vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt?

  1. Thép,gỗ, vải
  2. Bê tông, vải, bông
  3. Vải, nhung, dạ
  4. Đá, sắt, thép

Câu 12: Vật nào sau đây phản xạ âm kém

  1. Mặt gương
  2. Mặt đá hoa
  3. Áo len
  4. Tường gạch

Câu 13: Người ta so sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường chất rắn (vr), chất lỏng (vl), chất khí (vk). Kết quả so sánh nào sau đây là đúng?

  1. A. vr > vl >vk
  2. vk > vl > vr
  3. vr > vk > vl
  4. vk > vr > vl

 

Câu 14: Cho các môi trường ở cùng nhiệt độ, sắp xếp tốc độ truyền âm trong các môi trường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

  1. A. Khí Cacbonic, nước biển, đất
  2. Nước biển, khí cacbonic, đất
  3. Đất, nước biển, khí cacbonic
  4. Đất, khí cacbonic, nước biển

Câu 15: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?

  1. Khi vật dao động mạnh hơn
  2. Khi vật dao động chậm hơn
  3. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
  4. Khi tần số dao động lớn hơn

Câu 16: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?

  1. Khi âm phát ra với tần số cao.
  2. Khi âm phát ra với tần số thấp.
  3. Khi âm nghe to
  4. Khi âm nghe nhỏ.

Câu 17: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?

  1. Trồng cây xung quanh bệnh viện.
  2. Xác định độ sâu của biển
  3. Làm đồ chơi “điện thoại dây”
  4. Làm tường phủ dạ, nhung.

Câu 18: Ghép đôi các nội dung có mối liên quan mật thiết tương ứng ở cột A với cột B.

  1. 1 - G, 2 – C, 3 – D, 4 – E, 5 – A, 6 – B
  2. 1 - A, 2 – C, 3 – D, 4 – E, 5 – G, 6 – B
  3. 1 - G, 2 – E, 3 – D, 4 – C, 5 – A, 6 – B
  4. 1 - G, 2 – D, 3 – C, 4 – E, 5 – A, 6 – B

Câu 19: Một người nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sấm 5 s. Cho rằng thời gian ánh sáng truyền từ chỗ phát ra tiếng sấm đến mắt ta là không đáng kể và tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người đó đứng cách nơi phát ra tiếng sắm một khoảng là?

  1. A. 1,7 km.
  2. 68 km.
  3. 850 m.
  4. 68 m.

Câu 20: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

  1. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
  2. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
  3. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.
  4. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động

Câu 21: Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s

  1. 2s 
  2. 1s  
  3. 4s
  4. 3s

Câu 22: Một công nhân gõ mạnh búa xuống đường ray. Cách đó 880 m, một người quan sát áp tai vào đường ray và nghe thấy tiếng búa truyền trong đường ray đến tai mình. Cho biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, trong thép là 5100 m/s. Hỏi bao nhiêu lâu sau từ khi nghe thấy tiếng búa truyền qua đường ray thì người đó nghe thấy tiếng búa truyền qua không khí đến tai mình?

  1. 2.543s
  2. B. 2.415s
  3. 2,514s
  4. 2,453s

Câu 23: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?

  1. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
  2. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
  3. Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.
  4. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động

Câu 24: Em phải đứng cách xa một vách núi ít nhất bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết rằng vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340m/s.

A.11,34m

  1. 22,67m
  2. 34m
  3. 5100m

Câu 25: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Trong các khoảng cách từ nguồn âm đến mặt chắn dưới đây, khoảng cách nào có tiếng vang?

  1. Nhỏ hơn 10m
  2. 12m
  3. 20m
  4. Cả B và C đều đúng

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay