Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều Chủ đề 3 (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 3 (P3). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

 

Câu 1: Thả quả bóng lên mặt hồi, quả bóng nổi trên mặt hồ mà không bị chìm là do

  • A. Lực đẩy Acsimet
  • B. Tâm linh
  • C. Trọng lực
  • D. Lực ma sát

Câu 2: Khối lượng riêng của chất rắn nào nhỏ nhất?

  • A. nhôm
  • B. đá
  • C. gạo
  • D. gỗ tốt

Câu 3: Một vật đặc treo vào 1 lực kế, ở ngoài không khí chỉ 3,56N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,4N. Hỏi vật đó được làm bằng chất gì?

  • A. Đồng
  • B. Sắt
  • C. Chì
  • D. Nhôm

Câu 4: Việc làm tăng, giảm áp suất có công dụng gì đối với đời sống con người?

  • A. Dụng cụ, máy móc
  • B. Thức ăn
  • C. Thuốc
  • D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 5: Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

  • A. Tăng
  • B. Giảm
  • C. Không đổi
  • D. Không xác định được

Câu 6: Đơn vị của khối lượng riêng

  • A. kg
  • B. g/lít
  • C. lít
  • D. kg/m3

 

Câu 7: Khối lượng riêng của chất rắn nào lớn nhất?

  • A. sắt
  • B. chì
  • C. nhôm
  • D. gạo

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào đúng?

  • A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.
  • B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.
  • D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 9: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • B. Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
  • C. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • D. Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Câu 10: đơn vị của áp suất p là?

  • A. N.m2
  • B. N/m2
  • C. N.m
  • D. N/m

Câu 11:  Để tăng, giảm áp suất thì cần phải thay đổi đại lượng nào?

  • A. Áp suất
  • B. Diện tích
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 12: Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng đối với bình thông nhau?

  • A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau.
  • B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau.
  • C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau.
  • D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao.

Câu 13: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

  • A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.
  • B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.
  • C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau
  • D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.

Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm

Ngoài đại lượng khối lượng riêng của một chất, người ta còn sử dụng các đại lượng khác là ….

  • A. Khối lượng riêng
  • B. Khối lượng
  • C. Trọng lượng riêng
  • D. Thể tích

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng

  • A. Trọng lượng của một mét khối một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó
  • B. Trọng lượng của một mét vuông một chất gọi là trọng lượng riêng d của chất đó
  • C. Khối lượng của một kg một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó
  • D. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 16: Ba quả cầu có cùng thể tích , quả cầu 1 làm bằng nhôm, quả cầu 2 làm bằng đồng, quả cầu 3 làm bằng sắt. Nhúng chìm cả 3 quả cầu vào trong nước. So sánh lực đẩy Acsimét tác dụng lên mỗi quả cầu ta thấy.

  • A. F1A > F2A > F3
  • B. F1A = F2A = F3A
  • C. F3A > F2A > F1A
  • D. F2A > F3A > F1A

Câu 17: Một vật móc vào 1 lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 2,13N. Khi nhúng chìm vật vào trong nước lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Thể tích của vật là:

  • A. 213cm3
  • B. 183cm3
  • C. 30cm3
  • D. 396cm3

Câu 18: Đổi 1 Pa = … Bar?

  • A. 105
  • B. 5.105
  • C. 10 -5
  • D. -10 -10 -5

Câu 19: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
  • B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu
  • C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
  • D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 20: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng:

  • A. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc khối lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • B. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc trọng lượng lớp chất lỏng phía trên.
  • C. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc thể tích lớp chất lỏng phía trên.
  • D. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc độ cao lớp chất lỏng phía trên.

Câu 21: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

  • A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.
  • B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.
  • C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau
  • D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao

Câu 22: Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m3

  • A. 1200 kg
  • B. 1300 kg
  • C. 1400 kg
  • D. 1500 kg

Câu 23: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

  • A.Tăng lên
  • B. Giảm đi
  • C. Không thay đổi
  • D. Chỉ số 0.

Câu 24: Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.

  • A. 200000 Pa
  • B. 2000 Pa
  • C. 20 Pa
  • D. 2 Pa

Câu 25: Cho khối lượng riêng của dầu là 800kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng 1 độ sâu, áp suất của nước lớn hơn áp suất của dầu bao nhiêu lần?

  • A. 1,25 lần
  • B. 1,36 lần
  • C. 14,6 lần
  • D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay