Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều Chủ đề 6 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT

 

Câu 1: Thả viên nước đá vào cốc nước sôi, nhiệt đã truyền từ

  • A. Nước đôi sang viên đá
  • B. Viên đá sang nước sôi
  • C. Không có hiện tượng trao đổi nhiệt
  • D. Không có đáp án nào chính xác

Câu 2: Thả viên bi sắt nóng vào ly nước lạnh thấy

  • A. Nhiệt độ viên sắt tăng lên
  • B. Thể tích viên sắt tăng lên
  • C. Thể tích viên sắt giảm xuống
  • D. Không có gì thay đổi

Câu 3: Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật càng:

  • A. Chậm
  • B. Nhanh
  • C. Không đổi
  • D. Vừa tăng vừa giảm

Câu 4: Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?

  • A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
  • B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
  • C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
  • D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

Câu 5: Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật sẽ:

  • A. Không thay đổi
  • B. Giảm
  • C. Tăng
  • D. Đáp án khác

Câu 6: Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy được gọi là:

  • A. Lực đẩy
  • B. Lực hút
  • C. Lực tương tác phân tử, nguyên tử
  • D. Lực phản chiếu

Câu 7: Bức xạ nhiệt là:

  • A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
  • B. Sự truyền nhiệt qua không khí.
  • C. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc.
  • D. Sự truyền nhiệt qua chất rắn.

Câu 8: Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

  • A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
  • B. Bằng sự đối lưu.
  • C. Bằng bức xạ nhiệt.
  • D. Bằng một hình thức khác.

Câu 9: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

  • A. Không có gì thay đổi.
  • B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
  • C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
  • D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Câu 10: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì

  • A. khối lượng của vật giảm đi.
  • B. thể tích của vật giảm đi.
  • C. trọng lượng của vật giảm đi.
  • D. trọng lượng của vật tăng lên.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

  • A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
  • B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
  • C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
  • D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.

Câu 12: Chọn câu sai trong những câu sau:

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  • B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  • C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  • D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

Câu 13: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

  • A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
  • B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
  • C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
  • D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

Câu 14: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?

  • A. Sự đối lưu.
  • B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
  • C. Sự bức xạ.
  • D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 15: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.

  • A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
  • B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
  • C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
  • D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
  • B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
  • C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
  • D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.

Câu 17: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng hấp dẫn tại mặt đất.

  • A. Chỉ có động năng.
  • B. Chỉ có thế năng.
  • C. Có cả động năng và thế năng.
  • D. Không có cơ năng.

 

Câu 18: Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

  • A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
  • B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
  • C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
  • D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Câu 19: Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

  • A. Vì nhôm mỏng hơn.
  • B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
  • C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn.
  • D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn.

Câu 20: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

  • A. Đốt ở giữa ống.
  • B. Đốt ở miệng ống.
  • C. Đốt ở đáy ống.
  • D. Đốt ở vị trí nào cũng được

Câu 21: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

  • A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.
  • B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.
  • C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.
  • D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Câu 22: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

  • A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
  • B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
  • C. Để tạo thẩm mỹ.
  • D. Cả 3 lý do trên.

Câu 23: Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất ?

  • A. Vị trí A.
  • B. Vị trí B.
  • C. Vị trí C.
  • D. Vị trí D.

Câu 24: Để tay lên một hòn gạch đã được nung nóng thấy nóng hơn để tay bên cạnh hòn gạch đó vì

  • A. cả sự đối lưu, sự bức xạ nhiệt, sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
  • B. sự đối lưu từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
  • C. sự bức xạ nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.
  • D. sự dẫn nhiệt từ hòn gạch tới tay để bên trên tốt hơn để bên cạnh.

Câu 25: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

  • A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.
  • B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.
  • C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.
  • D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay