Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối Bài 17: Lực đẩy Archimedes
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 17: Lực đẩy Archimedes. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức
BÀI 17: LỰC ĐẨY ÁC – SI - MÉT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: ông thức tính lực đẩy Acsimet là:
- FA=DV
- FA= Pvat
- FA= dV
- FA= d.h
Câu 2: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV, V là:
- Thể tích của vật
- Thể tích chất lỏng chứa vật
- Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ
Câu 3: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào các yếu tố:
- Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
- Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng:
- Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
- Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
- Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào đúng?
- Lực đẩy Acsimet cùng chiều với trọng lực.
- Lực đẩy Acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- Lực đẩy Acsimet có điểm đặt ở vật.
- Lực đẩy Acsimet luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào đúng khi nói về lực đẩy Acsimet?
- Cùng chiều với trọng lực.
- Tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- Có điểm đặt ở vật.
- Luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 7: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn? Vì sao?
- Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
- Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
- Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
- Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.
Câu 8: Hai thỏi chì có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn? Vì sao?
- Thỏi chì ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
- Thỏi chì ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
- Thỏi chì ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu.
- Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.
Câu 9: Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
- khối lượng của tảng đá thay đổi
- khối lượng của nước thay đổi
- lực đẩy của nước
- lực đẩy của tảng đá
Câu 10: 1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m3) và 1cm3 chì (trọng lượng riêng 130000N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
- Nhôm
- Chì
- Bằng nhau
- Không đủ dữ liệu kết luận
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: 1cm3 nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m3) và 1cm3 chì (trọng lượng riêng 78500N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
- Nhôm
- Thép
- Bằng nhau
- Không đủ dữ liệu kết luận
Câu 2: 1kg nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130000N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
- Nhôm
- Chì
- Bằng nhau
- Không đủ dữ liệu kết luận.
Câu 3: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
- Lực đẩy Acsimét
- Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
- Trọng lực
- Trọng lực và lực đẩy Acsimét
Câu 4: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng:
- Trọng lượng của vật
- Trọng lượng của chất lỏng
- Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng?
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của vật
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của chất lỏng
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
- Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Acsimet?
- Hướng thẳng đứng lên trên.
- Hướng thẳng đứng xuống dưới
- Theo mọi hướng
- Một hướng khác.
Câu 3: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
- Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
- Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn.
- Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
- Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:
- 1,7N
- 1,2N
- 2,9N
- 0,5N
Câu 2: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 2N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,6N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:
- 1,7N
- 1,2N
- 2,9N
- 0,4N
=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 17: Lực đẩy Archimedes