Phiếu trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối Bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG VI: NHIỆT

BÀI 27: THỰC HÀNH ĐO NĂNG LƯỢNG NHIỆT BẰNG JOULEMETER

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:

  1. khối lượng
  2. độ tăng nhiệt độ của vật
  3. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?

  1. Q = m(t – t0)
  2. Q = mc(t0 – t)
  3. Q = mc
  4. Q = mc(t – t0)

Câu 3: Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là:

  1. J/kg
  2. kg/J
  3. J/kg.K
  4. kg/J.K

Câu 4: J/kg.K là đơn vị của đại lượng nào dưới đây:

  1. Nội năng
  2. Nhiệt lượng
  3. Nhiệt dung riêng
  4. Nhiệt năng

Câu 5: Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?

  1. Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500J
  2. 1kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500J
  3. Để nâng 1kg rượu tăng lên 11 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500J
  4. Nhiệt lượng có trong 1kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.

Câu 6: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, điều đó có nghĩa là :

  1. để nâng 1kg nước tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
  2. để nâng 1kg nước bay hơi ta phải cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.
  3. 1kg nước khi biến thành nước đá sẽ giải phóng nhiệt lượng là 4200J.
  4. để nâng 1kg nước giảm đi 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 4200J.

Câu 7: Trong công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = mc∆t = mc(t2 – t1)

  1. Nhiệt độ lúc đầu của vật.
  2. Nhiệt độ lúc sau của vật.
  3. Thời điểm bắt đầu vật nhận nhiệt lượng.
  4. Thời điểm sau khi vật nhận nhiết lượng.

Câu 8: Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào:

  1. Khối lượng
  2. Độ tăng nhiệt độ của vật
  3. Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 9: Nhiệt lượng không cùng đơn vị với

  1. nhiệt độ
  2. nhiệt năng
  3. công cơ học
  4. cơ năng

Câu 10: Nhiệt lượng là:

  1. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình truyền nhiệt.
  2. phần thế năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình chuyển động.
  3. phần nội năng của vật tăng lên hay giảm đi trong quá trình thay đổi vị trí.
  4. đại lượng vật lý có đơn vị là N.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì:

  1. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
  2. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
  3. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
  4. Không khẳng định được.

Câu 2: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng?

  1. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C.
  2. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
  3. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C.
  4. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C.

Câu 3: Chọn phương án sai:

  1. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
  2. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
  3. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.
  4. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

Câu 4: Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 1kg nhôm và 1kg thép thêm 100C thì:

  1. Khối nhôm cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
  2. Khối thép cần nhiều nhiệt lượng hơn khối nhôm.
  3. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
  4. Không khẳng định được.

Câu 5: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng:

  1. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 10C
  2. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C
  3. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C.
  4. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1g chất đó tăng thêm 10C

Câu 6: Điền vào chỗ chấm: …….. của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 10C(1K)

  1. Nhiệt dung riêng
  2. Nhiệt độ
  3. Nhiệt lượng
  4. Nội năng

Câu 7: Chọn phương án sai:

  1. Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
  2. Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn
  3. Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ
  4. Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

Câu 8: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?

  1. J
  2. kJ
  3. calo
  4. N/m2

Câu 9: Người ta cung cấp cho 2kg rượu một nhiệt lượng 175kJ thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K

  1. Tăng thêm 350C
  2. Tăng thêm 2500C
  3. Tăng thêm 0,0350C
  4. Tăng thêm 400C

Câu 10: Người ta cung cấp cho 10l nước một nhiệt lượng 840kJ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nước nóng lên thêm

  1. 350C
  2. 250C
  3. 200C
  4. 300C

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?

  1. Bình A
  2. Bình B
  3. Bình C
  4. Bình D

Câu 2: Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

  1. 5040 kJ
  2. 5040 J
  3. 50,40 kJ
  4. 5,040 J

Câu 3: Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ thấp nhất?

  1. Bình A
  2. Bình B
  3. Bình C
  4. Bình D

Câu 4: Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ tA, tB, tC với tA < tB < tC được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?

  1. A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt
  2. A và B tỏa nhiệt, C thu nhiệt
  3. C tỏa nhiệt, A và B thu nhiệt
  4. Chỉ khẳng định được sau khi tính được nhiệt độ khi cân bằng

Câu 5: Người ta phơi nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 250C lên 300C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nhiệt lượng mà nước thu được từ Mặt Trời là:

  1. 105J
  2. 1050J
  3. 105kJ
  4. 1050kJ

Câu 6: Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 250C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880J/kg. K, c2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

  1. 177,3kJ
  2. 177,3J
  3. 177300kJ
  4. 17,73J

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

  1. 177,3 kJ
  2. 177,3 J
  3. 177300 kJ
  4. 17,73 J

Câu 2: Đầu thép của một búa máy có khối lượng 15 kg nóng lên thêm 20°C sau 2 phút hoạt động. Biết rằng chỉ có 40% cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Tính công và công suất của búa. Nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K.

  1. 345000J và 2875W
  2. 355000J và 2775W
  3. 34000J và 875W
  4. 45000J và 2875W

Câu 3: Một bếp dầu có hiệu suất là 50%. Hỏi khi nó tỏa ra một lượng nhiệt là 3395,2 kJ để đun nước thì lượng nước được đun sôi là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 20°C, khối lượng của ấm đun nước là 200 g và nhiệt dung riêng của nước và ấm là 4200 J/kg.K và 880 J/kg.K.

  1. 5 kg
  2. 8 kg
  3. 6 kg
  4. 4 kg

 

=> Giáo án vật lí 8 kết nối bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay