Phiếu trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời Ôn tập chủ đề 2

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: ÁNH SÁNG

(47 câu hỏi)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng 

A. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị lệch khỏi phương truyền ban đầu tại mặt phân cách giữa hai môi trường 

B. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị giảm cường độ tại mặt phân cách giữa hai môi trường 

C. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị hắt lại môi trường cũ tại mặt phân cách giữa hai môi trường 

D. Khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị thay đổi màu sắc tại mặt phân cách giữa hai môi trường 

Câu 2: Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1 được xác định bằng: 

Câu 3: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:

A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.        

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.                      

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Câu 4: Quan sát chiếc đũa khi nhúng vào nước. Hãy chọn câu phát biểu đúng?

A bowl with a spoon in it

Description automatically generatedA. Ta thấy chiếc đũa dường như dài hơn do hiện tượng ánh sáng bị tán xạ.

B. Ta thấy chiếc đũa sáng hơn do phản xạ ánh sáng.

C. Phần đũa ngập trong nước nhỏ hơn phần đũa trên mặt nước do ánh sáng bị nước hấp thụ.

D. Ta thấy chiếc đũa bị gẫy khúc tại mặt phân cách hai môi trường do hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Câu 5: Lăng kính là

A. Một khối trong suốt, đồng chất thường có dạng lăng trụ tam giác

B. Một khối có màu của bảy sắc cầu vồng: Đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím.

C. Một khối có màu của ba màu cơ bản: Đỏ - lục – lam.

D. Một khối có màu đen.

Câu 6: Một tia sáng Mặt Trời truyền qua một lăng kính sẽ ló ra như thế nào?

A. Bị tách ra thành nhiều tia sáng có màu khác nhau.                

B. Vẫn là một tia sáng trắng.

C. Bị tách ra nhiều thành tia sáng trắng.                                   

D. Là một tia sáng trắng có viền màu.

Câu 7. Hiện tượng tán sắc xảy ra là do:

A. chiết suất của môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau 

B. các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau

C. chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau

D. chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn

Câu 8: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:

A. chùm sáng trắng

B. chùm sáng màu đỏ

C. chùm sáng đơn sắc

D. chùm sáng màu lục

Câu 9: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?

A. Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.

B. Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.

C. Ánh sáng truyền tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

D. Ánh sáng truyền tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

Câu 10: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì

A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần

B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

C. hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn nhất

D. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần

Câu 11: Góc tới hạn được xác định bởi biểu thức:

Câu 12: Sợi quang trong cáp quang ứng dụng hiện tượng

A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 

B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

C. Hiện tượng phản xạ toàn phần 

D. Hiện tượng tán sắc ánh sáng

Câu 13: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

A. chùm tia phản xạ.

B. chùm tia ló hội tụ.

C. chùm tia ló phân kỳ.

D. chùm tia ló song song khác.

Câu 14: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm

B. song song với trục chính

C. truyền thẳng 

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 15: Vật đặt trước thấu kính hội tụ cách thấu kính một khoảng lớn hơn tiêu cự sẽ cho:

A. Ảnh thật, ngược chiều với vật 

B. Ảnh thật, cùng chiều với vật

C. Ảnh ảo, ngược chiều với vật

D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật 

2. THÔNG HIỂU (15 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.

B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.

D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 2: Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ và môi trường tới

A. luôn luôn lớn hơn 1.                                                 

B. luôn luôn nhỏ hơn 1.

C. tuỳ thuộc tốc độ của ánh sáng trong hai môi trường.             

D. tuỳ thuộc góc tới của tia sáng.

Câu 3: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.

B. Khi ta soi gương.

C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.

D. Khi ta xem chiếu bóng.

  
 A diagram of a line and a red line

Description automatically generated


Câu 4: Từ hình vẽ hãy cho biết phát biểu nào sau đây là không chính xác.

A. SI là tia khúc xạ, IR là tia tới, IN là pháp tuyến.

B. SI là tia tới, IR là tia khúc xạ, IN là pháp tuyến.

C. Góc RIN' là góc khúc xạ.

D. Góc SIN là góc tới.

Câu 5: Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán sắc ánh sáng:

A. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.

B. Khi chiều chùm ánh sáng trăng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất.

C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính

D. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên lien tục từ đỏ đến tím.

Câu 6: Chiếu ánh sáng màu lục qua quả táo màu đỏ, quả táo có màu?

A. Màu da cam       

B. Màu vàng

C. Màu đỏ    

D. Màu gần như đen.

Câu 7. Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

A. Hiện tượng cầu vồng.

B. Ánh sáng màu trên váng dầu.

C. Bong bóng xà phòng.

D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng?

A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

B. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên của một lăng kính

Câu 9: Ánh sáng truyền trong môi trường có chiết suất n1, tới mặt phân cách với môi trường có chiết suất n2 với góc tới i ≠ 0. Xét các điều kiện sau:

(1) n2 >  n1               (2) n2 <  n1             (3) sini ≥ n2/n1                                (4) sini ≤ n2/n1

Nếu muốn có phản xạ toàn phần thì (các) điều kiện là

A. (1).              

B. (2).              

C. (1) và (4).    

D. (2) và (3).

Câu 10: Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi chiếu ánh sáng từ

A. từ benzen vào nước.     

B. từ nước vào thủy tinh flin.

C. từ benzen vào thủy tinh flin.   

D. từ chân không vào thủy tinh flin.

Câu 11: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là:

A. Gương phẳng               

B. Gương cầu

C. Thấu kính 

D. Cáp dẫn sáng trong nội soi

Câu 12: Khi nói về chùm sáng đi qua thấu kính hội tụ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ

B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì

C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song

D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ

Câu 13: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.

B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.

C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.

D. Không nhìn được dòng chữ.

Câu 14: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ

A. càng lớn và càng gần thấu kính.

B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.

C. càng lớn và càng xa thấu kính.

D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 15: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải:

A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.  

B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.

C. đặt vật sát vào mặt kính.         

D. đặt vật bất cứ vị trí nào.

3. VẬN DỤNG (12 CÂU)

Câu 1: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9o thì góc khúc xạ là 8o. Khi góc tới là 60o thì góc khúc xạ là?

A. 47,3o.

B. 56,4o.

C. 50,4o.

D. 58,7o.

Câu 2: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới 60°, tia khúc xạ đi vào trong nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với ánh sáng đơn sắc này lần lượt là 1 và 1,333. Giá trị của r là

A. 37,97°.

B. 22,03°. 

C. 40,52°.

D. 19,48°.

Câu 3: Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 6° thì góc khúc xạ là 8°. Tính tốc độ ánh sáng trong môi trường A. Biết tốc độ ánh sáng trong môi trường B là 2.105 km/s.

A. 2,25.105 km/s

B. 2,3.105 km/s

C. l,5.105km/s

D. 2,5.105 km/s

Câu 4: Dưới ánh sáng đỏ và ánh sáng lục, ta thấy có một dòng chữ màu đen. Vậy dưới ánh sáng trắng, dòng chữ ấy có màu:

A. đỏ

B. vàng

C. lục

D. xanh thẫm, tím hoặc đen

Câu 5: Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như hình vẽ. Ở các trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm tia ló lệch về phía đáy?

A. Trường hợp (1)

B. Các trường hợp (1) và (2)

C. Ba trường hợp (1), (2) và (3).

D. Không trường hợp nào.

Câu 6: Đường đi của tia sáng qua lăng kính đặt trong không khí hình vẽ nào là không đúng.

A diagram of a triangle

Description automatically generated

A. Hình 1         

B. Hình 2         

C. Hình 3         

D. Hình 4

Câu 7. Một tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước là 4/3 , chiết suất của không khí là 1. Góc tới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là

A. 41o48’

B. 48o35’

C. 62o44’

D. 38o26’ 

Câu 8: Một tia sáng đi từ thuỷ tinh đến mặt phân cách với nước. Biết chiết suất của thuỷ tinh là 1,5; chiết suất của nước là 4/3. Để có tia sáng đi vào nước thì góc tới (i) phải thoả mãn điều kiện nào dưới đây?

A. i ≥ 62o44’

B. i < 62o44’

C. i < 65o48’

D. i < 48o35’

Câu 9: Nước có chiết suất 1,33. Chiếu ánh sáng từ nước ra ngoài không khí, góc có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. 200.

B. 300.

C. 400.

D.500.

Câu 10: Tia tới song song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

A. 15 cm      

B. 20 cm       

C. 25 cm       

D. 30 cm

Câu 11: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Màn cách thấu kính một khoảng:

A. 20cm       

B. 10cm       

C. 5cm         

D. 15 cm

Câu 12: Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8 cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64 cm trở lại. Tiêu cự của thấu kính phân kì là

A. 40 cm.     

B. 64 cm.      

C. 56 cm.      

D. 72 cm.

4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay