Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức Tiết 20

Âm nhạc 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tiết 20. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5: NHỊP ĐIỆU MÙA XUÂN

TIẾT 20

THƯỞNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU CỒNG CHIÊNG, ĐÀN T’RƯNG CỦA TÂY NGUYÊN

ÔN TẬP: BÀI HÁT MÙA XUÂN ƠI

(19 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Cồng chiêng và đàn t’rưng là nhạc cụ gì?

A. Là nhạc cụ có bàn phím dây.

B. Là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và thanh âm cao nhất họ vĩ cầm.

C. Là nhạc cụ tự thân vang thuộc bộ gõ của các dân tộc ở Tây Nguyên.

D. Là nhạc cụ lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới.

 

Câu 2: Cồng chiêng được làm bằng gì?

A. Đồng thau.

B. Gỗ.

C. Tre trúc.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 3: Âm thanh các loại cồng chiêng khác nhau như thế nào?

A. Loại có đường kính rộng có âm thanh cao, trong; loại có đường kính nhỏ có âm thanh rền như tiếng sấm.

B. Loại có đường kính rộng có âm thanh nhỏ, vang xa; loại có đường kính nhỏ có âm thanh to, không vang.

C. Loại có đường kính rộng có âm thanh bổng; loại có đường kính nhỏ có âm thanh trầm.

D. Loại có đường kính rộng có âm thanh rền như tiếng sấm; loại có đường kính nhỏ âm thanh cao, trong.

 

Câu 4: Người ta dùng vật gì để đánh cồng chiêng?

A. Dùi sắt, đầu có núm bọc vải.

B. Dùi gỗ, đầu có núm bọc vải hoặc dùng nắm tay.

C. Dùi sắt, đầu không có núm bọc vải.

D. Dùi gỗ, đầu không có núm bọc vải.

 

Câu 5: Cồng chiêng có ý nghĩa như thế nào đối với một số dân tộc Việt Nam?

A. Cồng chiêng là nhạc cụ dùng trong các hoạt động hàng ngày.

B. Cồng chiêng là nhạc cụ phổ biến, dùng trong các cuộc hội họp của buôn làng.

C. Cồng chiêng là nhạc cụ thiêng, dùng trong các cuộc hội họp của buôn làng.

D. Cồng chiêng là nhạc cụ thiêng và được dùng trong các dịp tế lễ thần linh hoặc các lễ hội dân gian.

 

Câu 6: Đàn t’rưng được làm bằng gì?

A. Làm bằng các ống nứa dài, ngắn; to, nhỏ khác nhau; có mấu ở một đầu, đầu kia gọt vát.

B. Làm bằng các ống nứa dài, ngắn; to, nhỏ khác nhau; hai đầu gọt vát.

C. Làm bằng các ống nứa dài, to bằng nhau, hai đầu gọt vát.

D. Làm bằng các ống nứa dài, to bằng nhau; có mấu ở một đầu; đầu kia gọt vát.

 

Câu 7: Âm thanh của đàn t’rưng có đặc điểm gì?

A. Trong trẻo, cao vút.

B. Trong trẻo, vang to vang xa.

C. Hơi đục, không vang to vang xa nhưng khá đặc biệt.

D. Trầm, không vang to vang xa.

 

Câu 8: Tiếng đàn t’rưng cho chúng ta cảm giác gì?

A. Như tiếng suối róc rách, như tiếng bước chân của con người Tây Nguyên.

B. Như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa khi gió thổi.

C. Như tiếng sóng biển, tiếng xào xạc của lá cây rụng xuống đường.

D. Như tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của lá cây rụng xuống đường.

 

Câu 9: Người Tây Nguyên dùng đàn t’rưng trong hoạt động gì?

A. Các lễ hội dân gian.

B. Lễ tế thần linh.

C. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 10: Đàn t’rưng có cấu tạo như thế nào?

A. Các ống nứa được liên kết thành một dàn theo chiều ngang bằng dây, treo trên một giá đỡ.

B. Các ống nứa được liên kết thành một dàn theo chiều ngang bằng các dùi gỗ, treo trên một giá đỡ.

C. Các ống nứa được liên kết thành một dàn theo chiều dọc bằng dây, treo trên một giá đỡ.

D. Các ống nứa được liên kết thành một dàn theo chiều dọc bằng các dùi gỗ, treo trên một giá đỡ.

 

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về cồng chiêng?

A. Đối với một số dân tộc ở Việt Nam, cồng chiêng là nhạc cụ thiêng và được dùng trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

B. Cồng chiêng đã được đưa vào dàn nhạc dân tộc và được dùng trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

C. Đối với một số dân tộc ở Việt Nam, cồng chiêng là nhạc cụ thiêng và được dùng trong các dịp tế lễ thần linh hoặc các lễ hội dân gian.

D. Cồng chiêng là nhạc cụ thông thường, được dùng trong hầu hết các hoạt động của người dân Tây Nguyên.

 

Câu 2: Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về âm thanh của cồng chiêng?

A. Âm thanh của các loại cồng chiêng khác nhau thì sẽ khác nhau.

B. Âm thanh của các loại cồng chiêng đều giống nhau.

C. Âm thanh của cồng chiêng phụ thuộc vào đường kính của đồng thau tạo nên cồng chiêng.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 3: Dòng nào sau đây chính xác khi nói về cách tạo ra âm thanh của đàn t’rưng?

A. Dùng tay gõ vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

B. Dùng miệng thổi vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

C. Dùng dùi gõ vào các ống nứa sẽ tạo ra những âm thanh có độ vang giống nhau.

D. Dùng dùi gõ vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau.

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nhận xét về giá trị sử dụng của đàn t’rưng?

A. Đàn t’rưng thường được dùng trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

B. Đàn t’rưng thường được dùng trong lễ tế thần linh. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

C. Đàn t’rưng thường được dùng trong các lễ hội dân gian. Đàn được sử dụng độc tấu, hòa tấu, đệm cho hát.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Ở Tây Nguyên có gì được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?

A. Nhã nhạc cung đình Huế.

B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Dân ca quan họ.

D. Đờn ca tài tử.

 

Câu 2: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào?

A. 2003.

B. 2004.

C. 2005.

D. 2006.

 

Câu 3: Cồng chiêng Tây Nguyên có mấy loại?

A. 2 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 8 loại.

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Nhạc cụ nào dưới đây không phải của Tây Nguyên?

A. Đàn t’rưng.

B. Đàn đá.

C. Kèn.

D. Cồng chiêng.

 

Câu 2: 2 loại cồng chiêng Tây Nguyên gọi là gì?

A. Chiêng to, chiêng nhỏ.

B. Chiêng tròn, chiêng vuông.

C. Chiêng ngắn, chiêng dài.

D. Chiêng bằng, chiêng núm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm âm nhạc 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay