Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều

Trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Âm nhạc 9 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 1:

- HÁT: BÀI HÁT TUỔI MƯỜI LĂM

-  THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: MỘT SỐ THỂ LOẠI NHẠC ĐÀN

-  LÝ THUYẾT ÂM NHẠC: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG;

CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG

(34 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Bài hát Tuổi mười lăm do ai sáng tác?

A. Trương Quang Lục.

B. Hàn Ngọc Bích.

C. Phạm Tuyên.

D. Phong Nhã.

Câu 2: Tuổi mười lăm là bài hát có giai điệu:

A. Nhẹ nhàng, sâu lắng.

B. Du dương, tha thiết.

B. Nhanh, dồn dập.

D. Tươi vui, trong sáng, rộn ràng.

Câu 3: Bài hát Tuổi mười lăm có nội dung gì?

  1. Niềm lạc quan, tình yêu cuộc sống của tuổi thiếu niên với những ước mơ về một tương lai tươi đẹp.
  2. Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi mười lăm – lứa tuổi trăng tròn với biết bao ước mơ, hoài bão.
  3. Hình ảnh chiếc áo dài trắng - cô nữ sinh dịu dàng, tươi vui, trong tay với tập vở đến trường.
  4. Thông điệp về hòa bình, tình yêu thương con người và ước vọng của toàn nhân loại tới một cuộc sống tươi đẹp, bình yên cho hôm nay và muôn đời sau.

Câu 4: Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu?

A. Quảng Bình.

B. An Giang.

C. Quảng Ngãi.

D. Nghệ An.

Câu 5: Câu đầu tiên của bài hát Tuổi mười lăm là:

  1. Em từ giã ngày tuổi thơ, xao xuyến rộn trong lòng bao ước mơ.
  2. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm có bao giờ đẹp hơn thế chăng?
  3. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm.
  4. Em bước vào tuổi mười lăm, bao mới lạ đến dần theo tháng năm.

Câu 6: Tuổi mười lăm được viết ở nhịp nào?

A. 6/8.

B. 3/4.

C. 4/4.

D. 2/4.

Câu 7: Câu hát kết thúc bài Tuổi mười lăm là:

  1. Bao ước vọng và mộng mơ, nhẹ nhàng như vần điệu những dòng thơ, dịu dàng như lời mẹ hát ầu ơ.
  2. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm, tròn hạnh phúc đẹp như trăng rằm.
  3. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm có bao giờ đẹp hơn thế chăng?
  4. Em từ giã ngày tuổi thơ, xao xuyến rộn trong lòng bao ước mơ.

Câu 8: Bài hát Tuổi mười lăm được viết ở giọng:

A. Fa trưởng.

B. Rê thứ.

C. Đô trưởng.

D. Rê thứ.

Câu 9: Các kí hiệu có trong bài hát Tuổi mười lăm là:

  1. Dấu luyến, dấu lặng.
  2. Dấu hoá cố định.
  3. Dấu nối, dấu luyến, dấu lặng, dấu hoá cố định.
  4. Dấu lặng, dấu hoá cố định.

Câu 10: Nhạc sĩ Trương Quang Lục sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có hơn 300 ca khúc viết về:

A. Thiếu nhi.

B. Bộ đội cụ Hồ.

C. Người mẹ.

D. Trẻ em vùng cao.

Câu 11: Đoạn 1 bài hát Tuổi mười lăm có mấy nhịp?

A. 8.

B. 9.

C. 10.

D. 11.

 

Câu 12: Đoạn 2 bài hát Tuổi mười lăm có mấy nhịp?

A. 11.

B. 10.

C. 9.

D. 8.

Câu 13: Ca từ được hát luyến trong bài Tuổi mười lăm là:

A. Đẹp, lắm, trăng rằm.

B. Mở rộng, có bao giờ.

B. Ước vọng, hồng tươi.

D. Bước, mới, ước, có, bao.

Câu 14: Bài ca không lời là:

  1. Những tác phẩm độc lập, mỗi khúc luyện tập (Étude) nhằm giải quyết một yêu câu nào đó về kĩ thuật cho người học nhạc cụ.
  2. Những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát, thường viết cho đàn violin, piano, violoncello.
  3. Thể loại âm nhạc gắn liền với loại nhịp gồm 3 phách, có nguồn gốc từ sinh hoạt múa hát dân gian.
  4. Tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.

Câu 15: Van-xơ có đặc điểm gì?

  1. Phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hòa nhạc nhỏ có tính gia đình.
  2. Thường viết ở nhịp độ vừa phải hoặc chậm rãi.
  3. Mang tính chất sư phạm, cũng có thể là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dùng để biểu diễn trong buổi hòa nhạc.
  4. Thể hiện trạng thái tình cảm đa dạng, phong phú của con người.

Câu 16: Đâu là một tác phẩm tiêu biểu ở thể loại Dạ khúc?

A. Waltz Favorite (Mozart).

B. Nocturne in Eb Major (F.Chopin).

B. Bài ca mùa xuân (F. Meldenssonhn).

D. Étude số 3 – Tiếng chuông (F.Líszt).

Câu 17: Quãng là:

  1. Sự kết hợp cao độ của 2 âm thanh.
  2. Khoảng cách tần số giữa hai nốt nhạc.
  3. Đơn vị đếm cao độ ở mức nhỏ nhất trong âm nhạc.
  4. Thước đo chuẩn cho âm thanh.

Câu 18: Tạo thành khi 2 âm thanh vang lên cùng một lúc là:

A. Âm ngọn.

B. Quãng hòa thanh.

B. Quãng giai điệu.

D. Âm gốc.

Câu 19: Âm ngọn là:

A. Âm dưới của quãng.

B. Sự tạo thành khi âm thanh vang lên lần lượt.

B. Sự tạo thành khi 2 âm thanh vang lên cùng một lúc.

D. Âm trên của quãng.

 

Câu 20: Cách đọc quãng giai điệu là:

  1. Âm nào vang lên trước sẽ đọc trước, âm nào vang lên sau sẽ đọc sau kèm với hướng chuyển động của quãng.
  2. Đọc âm gốc trước, âm ngọn sau.
  3. Gọi tên theo độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng.
  4. Xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng thứ, đúng, tăng, giảm.

 

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường?

  1. Trong kháng chiến chống Pháp: ông là cán bộ văn hoá, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V.
  2. B. Ngoài sáng tác ca khúc, ông tham gia viết nhạc phim, nhạc sân khấu, nhạc múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng..., tác giả các công trình nghiên cứu, lý luận.
  3. Đạt giải thưởng Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, Huy chương Vì thế hệ trẻ.
  4. Trong tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX, Trương Quang Lục có hai bài được chọn là Tuổi mười lăm, Trái đất này của chúng mình.

Câu 2: Đâu không phải là một trong các sáng tác của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường?

A. Gánh gánh gồng gồng.

B. Màu mực tím.

C. Áo trắng đến trường.

D. Chỉ có một trên đời.

Câu 3: Đâu không phải là một câu hát nằm trong bài hát Mùa thu ngày khai trường?

  1. Bao ước vọng và mộng mơ, nhẹ nhàng như vần điệu những dòng thơ, dịu dàng như lời mẹ hát ầu ơ.
  2. Em như hoa xuân ngát hương thơm tràn lòng người.
  3. Ôi đẹp lắm, tuổi mười lăm có bao giờ đẹp hơn thế chăng?
  4. Em từ giã ngày tuổi thơ, xao xuyến rộn trong lòng bao ước mơ.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Tuổi mười lăm?

  1. Nội dung bài hát là sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi mười lăm – lứa tuổi trăng tròn với biết bao ước mơ, hoài bão.
  2. Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, lời ca trong trẻo, dạt dạo cảm xúc.
  3. Bài hát được viết ở nhịp 2/4, nốt thấp nhất - nốt Sì, cao nhất – nốt Mí.
  4. D. Câu đầu tiên của bài hát là: Em bước vào tuổi mười lăm, bao mới lạ đến dần theo tháng năm.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài ca không lời?

  1. Là những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát, thường viết cho đàn violin, piano, violoncello.
  2. Phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hòa nhạc nhỏ có tính gia đình.
  3. Có nguồn gốc từ sinh hoạt múa hát dân gian.
  4. Một số tác phẩm tiêu biểu: Bài ca mùa xuân (F. Meldenssonhn), Tháng Sáu: Khúc hát người chèo thuyền (P. I. Tchaikovsky), Quê hương (Lưu Cầu),…

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về Van-xơ?

  1. Là tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.
  2. Vanxơ có các dạng khác nhau như: vanxơ Đức, vanxơ Pháp, vanxơ của thành Viên.
  3. Những bản nhạc vanxơ thể hiện trạng thái tình cảm đa dạng, phong phú của con người.
  4. Một số tác phẩm tiêu biểu: Waltz Favorite (Mozart), The Blue Danube (J. Strauss II).

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạ khúc?

  1. Là tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.
  2. Dạ khúc thường viết ở nhịp độ vừa phải hoặc chậm rãi.
  3. Một số tác phầm tiêu biểu: Nocturne in Eb Major (F.Chopin), Nocturne in D Major (Mozart).
  4. Phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hòa nhạc nhỏ có tính gia đình.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về khúc luyện tập?

  1. Là tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình, thể hiện ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm.
  2. Mang tính chất sư phạm.
  3. Là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dùng để biểu diễn trong buổi hòa nhạc.
  4. Một số tác phẩm tiêu biểu: Étude số 3 – Tiếng chuông (F.Líszt), Étude số 3 – Nỗi buồn (F. Chopin).

 

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Em rút ra được bài học giáo dục gì qua bài hát Tuổi mười lăm?

  1. Tình cảm mến thương những tháng năm tuổi học trò, để những kỉ niệm đẹp về mái trường sẽ mãi khắc sâu trong trí nhớ của các em học sinh.
  2. Lời chào đón vẫy gọi các em học sinh bước vào năm học mới với nhiều niềm vui, mơ ước bên bạn bè và thầy cô.
  3. Hình ảnh vô tư, trong trẻo của lứa tuổi mười lăm cùng bao ước mơ, hoài bão đẹp.
  4. Những sự hoài niệm về quá khứ, là nỗi nhớ da diết về mái trường xưa một người học trò đã trưởng thành.

Câu 2: Đâu là bài hát thuộc thể loại đồng dao của nhạc sĩ Trương Quang Lục?

A. Em yêu đàn gà xinh xinh.

B. Chỉ có một trên đời.

C. Xỉa cá mè.

D. Một nhà bên nhau.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Cho đến nay, nhạc sĩ Vũ Trọng Tường đã có bao nhiêu ca khúc thiếu nhi?

A. Hơn 300 ca khúc.

B. Hơn 400 ca khúc.

C. Hơn 200 ca khúc.

D. Hơn 350 ca khúc.

Câu 2: Đoạn nhạc dưới đây thuộc thể loại nhạc đàn nào?

https://www.youtube.com/watch?v=t0wQl2-Y5bM

A. Khúc luyện tập.

B. Dạ khúc.

C. Van-xơ.

D. Bài ca không lời.

 

Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều
Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án âm nhạc 9 cánh diều

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều, đề trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều có đáp án, trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập âm nhạc 9 CD

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay