Trắc nghiệm bài 1 CD: Thơ và truyện thơ - Văn bản 1: Sóng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Thơ và truyện thơ - Văn bản 1: Sóng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠVĂN BẢN 1: SÓNG
PHẦN TRẮC NGHIỆM
PHẦN 1: NHẬN BIẾT
Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải thơ của Xuân Quỳnh:
- Hoa dọc chiến hào
- Gió Lào cát trắng
- Bầu trời vuông
- Tự hát
Câu 2: Chọn đáp án đúng:
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường
- Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ
- Thơ Xuân Quỳnh có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, sáng tạo.
- Đáp án A và B
Câu 3: Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ nào dưới đây?
- Hoa dọc chiến hào
- Gió Lào cát trắng
- Hoa cỏ may
- Tự hát
Câu 4: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
- Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
- Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
- Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương
Câu 5: Thể thơ của bài thơ “Sóng”:
- Thơ năm chữ
- Thơ sáu chữ
- Thơ bảy chữ
- Thơ tự do
Câu 6: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Điền Điền năm bao nhiêu?
- 1964
- 1965
- 1966
- 1967
Câu 7: Qua bài thơ “Sóng”, Xuân Quỳnh đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa:
A.“Anh” và “em”
- “Sóng” và “anh”
- “Sóng” và “em”
- Tất cả các đáp án trên
Câu 8: Giá trị nội dung bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:
- Diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người
- Sự phẫn uất, đau buồn trước tình duyên lận đận, gắng gượng vươn lên để kiếm tìm đích đến của tình yêu
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 9: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Sóng”?
- Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp
- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng
- Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng
- Cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế
Câu 10: Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh?
- Nghệ thuật đối lập
- So sánh
- Nhân hóa
- Hoán dụ
PHẦN 2: THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4, hình tượng sóng diễn tả điều gì?
- Bản chất của tình yêu: Sự bí ẩn không thể lí giải
- Cội nguồn của sóng, gió
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 2: Trong khổ thơ thứ 5, hình tượng sóng diễn tả điều gì?
- Nỗi nhớ
- Tình yêu
- Niềm hạnh phúc
- Niềm mong chờ
Câu 3: Chọn đáp án đúng về nỗi nhớ được diễn tả trong khổ thơ thứ 5:
- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, đi sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ.
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hau đáp án trên đều sai
Câu 4: Những câu thơ dưới đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
“Dẫu xuôi về phươg Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương”
- Phép điệp
- Nghệ thuật đối lập
- Ẩn dụ
- So sánh
Câu 5: Khổ thơ cuối bài thơ “Sóng” thể hiện:
- Khát vọng cống hiến
- Khát vọng hóa thân, bất tử hóa tình yêu
- Cả hai đáp án trên đều đúng
- Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Câu thơ nào dưới đây không thuộc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?
- "Khi hai đứa cầm tay".
- "Sóng bắt đầu từ gió".
- "Ôi con sóng ngày xưa".
- "Mây vẫn bay về xa".
PHẦN 3: VẬN DỤNG
Câu 1: Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?
- "Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.
- Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.
- Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.
- Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.
Câu 2: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:
- Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
- Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu.
- Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
- Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.
Câu 3: Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?
- Anh.
- Sóng.
- Tự hát.
- Thuyền và biển.
Câu 4: Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh ước muốn được “Thành trăm con sóng nhỏ”:
- Đó là ước mơ ngông cuồng, phi lí.
- Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực, trước giới hạn đời người.
- Ước muốn thành sóng để trốn kiếp làm người.
- Ước muốn của những người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
PHẦN 4: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Khổ thơ nói lên được nét riêng nào trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy ở thơ tình của nam giới).
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Sóng - Xuân Quỳnh)
- Đôn hậu
- Say đắm
- Thủy chung
- Nhớ nhung