Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài 3: Chữ người tử tù

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Chữ người tử tù. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

PHẦN 1: NHẬN BIẾT

Câu 1: Nguyễn Tuân quê ở đâu?

  1. Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  2. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  3. Làng Hảo, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên.
  4. Làng Nhân Mục, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây đúng về con người Nguyễn Tuân?

  1. Ông là con người có cốt cách thanh cao, tài năng, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.
  2. Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.
  3. Ông là người tài hoa uyên bác, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Phong cách nghệ thuật thâu tóm trong một chữ “ngông”.
  4. Ông là một tấm gương sáng trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ kiên trung, bất khuất trước kẻ thù.

Câu 3: Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 là:

  1. Mọi sự vật được miêu tả ở phương diện thẩm mĩ. Ông đi tìm cái đẹp của quá khứ còn vương xót lại, vẻ đẹp “vang bóng một thời”
  2. Theo Nguyễn Tuân, cái đẹp có ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có ở cá nhân đại chúng.
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 4: Ban đầu, tác phẩm Chữ người tử tù có tên là:

  1. Dòng chữ cuối cùng
  2. Dòng chữ cuối
  3. Người tử tù
  4. Đêm cuối

Câu 5: Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?

  1. Một chuyến đi
  2. Vang bóng một thời
  3. Tao đàn
  4. Đường vui

Câu 6: Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là:

  1. Những nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa, bất đắc chí.
  2. Những người lao động tài hoa, nghệ sĩ
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7: Giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù là:

  1. Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất.
  2. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
  3. Bộc lộ tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà văn Nguyễn Tuân.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 8: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chữ người tử tù:

  1. Tạo dựng tình huống truyện độc đáo
  2. Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng;
  3. Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Tình huống truyện đặc biệt có tác dụng

  1. Làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục.
  2. Thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu, cái ác ở ngay nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10: Hình tượng nhân vật Huấn Cao được tác giả Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu từ nhân vật lịch sử nào sau đây:

  1. Cao Bá Quát
  2. Trương Hán Siêu
  3. Phạm Ngũ Lão
  4. Lý Thường Kiệt

PHẦN 2: THÔNG HIỂU

Câu 1: Đáp án nào dưới đây không đúng về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao?

  1. Tài hoa nghệ sĩ
  2. Khí phách hiên ngang
  3. Thiên lương trong sáng
  4. Biệt nhỡn liên tài

Câu 2: Vẻ đẹp khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện qua những chi tiết nào sau đây?

  1. “Huấn Cao lạnh lùng thúc mạnh mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh cái đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh thuỳnh một cái”
  2. “Ông Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”
  3. “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?

  1. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi từ nay đừng đặt chân vào đây nữa”
  2. “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho”
  3. “Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oại này”
  4. “Ta cảm cái tầm lòng biệt nhỡ liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”

Câu 4: Tác giả Nguyễn Tuân không dùng hình ảnh nào để miêu tả về viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù:

  1. “Người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”
  2. “Một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
  3. “Một đóa sen thơm tinh khiết bị ném vào giữa hôi hám bùn nhơ”
  4. “Cái thuần khiết bị đày vào giữa đống cặn bã”

PHẦN 3: VẬN DỤNG

Câu 1: Cảnh cho chữ diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Sáng sớm
  2. Chiều tối
  3. Đêm khuya
  4. Chạng vạng

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 3 Đọc 2: Chữ người tử tù

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay