Trắc nghiệm bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

Câu 1. Biến đổi khí hậu là gì?

A.Sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm

B.Là khí hậu của một khu vực trong một năm

C.Cả A và B đều đúng

D.Đáp án khác

 

Câu 2. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

A. nhiệt độ Trái Đất tăng.

B. số lượng sinh vật tăng.

C. mực nước ở sông tăng.

D. dân số ngày càng tăng.

 

Câu 3. Thành phần khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên là:

A. ni-tơ.                      

B. oxy.                   

C. carbonic.                 

D. ô-dôn.

 

Câu 4. Biến đổi khí hậu là do tác động của

A. các thiên thạch rơi xuống.

B. các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.

C. các thiên tai trong tự nhiên.

D. các hoạt động của con người.

 

Câu 5. Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là

A. quy mô kinh tế thế giới tăng.

B. dân số thế giới tăng nhanh.

C. thiên tai bất thường, đột ngột.

D. thực vật đột biến gen tăng.

  

Câu 6. Trên Trái Đất có các loại thiên tai nào dưới đây?

A.Bão

B.Lốc xoáy, sóng thần

C.Mưa đá

D.Cả 3 đáp án trên

 

Câu 7. Trong quá trình tiến hành biện pháp phòng tránh thiên tai có mấy giai đoạn?

A.1

B.2

C.3

D.4

 

Câu 8. Đâu là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

A.Nhiệt độ không khí tăng, khí hậu trái đất nóng lên,...

B. biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng

C.gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán...

D.Cả 3 đáp án trên

 

Câu 9. Đâu là biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu?

A.Tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện công cộng

B.Trồng rừng, dùng năng lượng sạch

C.Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

D.Cả 3 đáp án trên

 

Câu 10. Trong khi xảy ra thiên tai ta nên làm gì?

A.Dự trữ lương thực

B.Vệ sinh, dọn dẹp nơi ở

C.Ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển

D.Cả 3 đáp án trên

 

Câu 11. Cần làm gì trước khi thiên tai xảy ra?

A.Theo dõi dự báo thời tiết

B.Dự trữ lương thực

C.Trồng và bảo vệ rừng

D.Cả 3 đáp án trên

 

Câu 12. Đâu là hoạt động không thực hiện sau khi xảy ra thiên tai?

A.Khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở

B.Vệ sinh môi trường, giúp đỡ mọi người

C.Dự trữ thực phẩm, hạn chế di chuyển

D.Cả A và C đúng

 

Câu 13. Đâu là biện pháp giảm ô nhiễm môi trường?

A.Tăng cường trồng rừng

B.Nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra môi trường

C.Sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên

D.A và C đúng

 

Câu 14. Đâu là biện pháp làm giảm khí thải hiệu ứng nhà kính?

A.Tăng cường diện tích cây xanh

B.Sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên

C.Xử lí khí thải trước khi xả ra môi trường

D.Cả 3 đáp án trên

 

Câu 15. Biến đổi khí hậu là vấn đề của

A. mỗi quốc gia.

B. mỗi khu vực.

C. mỗi châu lục.

D. toàn thế giới.

 

Câu 16. Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc (COP21) năm 2015 về biến đổi khí hậu diễn ra ở

A. Béc-lin (Đức).

B. Luân Đôn (Anh).

C. Pa-ri (Pháp).

D. Roma (Italia).

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. giảm thiểu chất thải.

D. khai thác tài nguyên.

 

Câu 2. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là

A. H2O, CH4, CFC.

B. N2O, O2, H2, CH4.

C. CO2, N2O, O2.

D. CO2, CH4, CFC.

 

Câu 3. Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

A. băng hai cực tăng.

B. mực nước biển dâng.

C. sinh vật phong phú.

D. thiên tai bất thường.

 

Câu 4. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

A. cao nguyên.

B. đồng bằng.

C. đồi.

D. núi.

 

Câu 5. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. giảm thiểu chất thải.

D. khai thác tài nguyên.

 

Câu 6. Quốc gia nào sau đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?

A. Thái Lan.

B. Việt Nam.

C. Nhật Bản.

D. Anh.

 

Câu 7. Nguyên nhân chính làm gia tăng phát thải khí nhà kính hiện nay là

A. do cháy rừng

B. do núi lửa phun trào

C. do con người đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng

D. do phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1. Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?

A. Năng lượng từ than

B. Năng lượng từ thủy điện

C.Năng lượng từ Mặt Trời

D. Năng lượng từ dầu mỏ

 

Câu 2. Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?

A. Ô tô

B.Xe đạp

C. Tàu hỏa

D. Xe buýt

 

Câu 3. Việc làm nào sau đây không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường?

A. Sử dụng phương tiện công cộng

B. Hạn chế sử dụng túi ni-lông

C. Sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1. Trái Đất đã nóng lên bao nhiêu độ trong vòng 137 năm qua?

A.Gần 10C

B. 20C

C. 30C

D. 40C

 

Câu 2. Vì sao nước biển dâng lên?

A. Do mưa nhiều

B.Do băng tan

C. Do nước biển dãn nở

D. Do băng tan và nước biển dãn nở khi nhiệt độ trung bình tăng

 

Câu 3. Mục tiêu chính của “Thỏa thuận COP 21” là gì?

A.Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C

B. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 1 độ C

C. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 3 độ C

D. Giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 4 độ C

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay