Trắc nghiệm bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí

1. NHẬN BIẾT (16 câu)

Câu 1. Kinh độ của một điểm là? Chọn khái niệm đúng nhất

A.Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng góc, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

B.Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

C.Kinh độ của một điểm là đường tính bằng độ, từ kinh tuyến không đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

D.Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến khác.

 

Câu 2. Vĩ độ của một điểm là? Chọn khái niệm đúng nhất

A.Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

B.Vĩ độ của một điểm là khoảng độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

C.Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ vĩ tuyến nhưng không đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

D.Vĩ độ của một điểm là độ tính bằng khoảng cách, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

 

Câu 3. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. Kinh tuyến.

B. Kinh tuyến gốc.

C. Vĩ tuyến.    

D. Vĩ tuyến gốc.

 

Câu 4. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

 

Câu 5. Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến bao nhiêu độ?

A. 0o

B. 180o

C. 90o

D. 0o và 180o

 

Câu 6. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến

A. trên.

B. dưới.

C. Bắc.

D. Nam.

 

Câu 7. Kinh tuyến Tây là

A. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.

B. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.

C. nằm phía dưới xích đạo.

D. nằm phía trên xích đạo.

 

Câu 8. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Bồ Đào Nha.

C. Anh.

D. Tây Ban Nha.

 

Câu 9. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

 

Câu 10. Đường Xích đạo chia quả Địa cầu thành

A. nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

B. nửa cầu Đông và bán cầu Bắc.

C. bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

D. bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

 

Câu 11. Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ

A. hướng Bắc đến Nam.

B. cực Bắc xuống cực Nam.

C. kinh tuyến đến vĩ tuyến.

D. Xích đạo đến hai cực.

 

Câu 12. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là

A. kinh tuyến Đông.

B. kinh tuyến Tây.

C. kinh tuyến 1800.

D. kinh tuyến gốc.            

 

Câu 13. Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?

A.Kinh tuyến 180º

B.Kinh tuyến 160º

C.Kinh tuyến 170º

D.Kinh tuyến 150º

 

Câu 14. Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng nào?

A.Bắc

B.Đông

C.Nam

D.Tây

 

Câu 15. Bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến nhằm xác định phương hướng dựa vào:

A.Kinh tuyến

B.Vĩ tuyến

C.Kinh tuyến và vĩ tuyến

D.Chỉ cần dựa vào bản đồ

 

Câu 16. Theo em đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng

A.Bắc.

B.Nam

C.Đông.

D.Tây

 

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Theo em, vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là:

A. Xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ

B. Thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ

C. Thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ

D. Xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ

 

Câu 2. Các đường vĩ tuyến đều có độ dài bằng nhau là đúng hay sai?

A. Sai, vì càng gần hai cực độ dài vĩ tuyến càng giảm

B. Đúng.

C. Không xác định được

D. Đúng, trừ một số đường vĩ tuyến đặc biệt

 

Câu 3. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

 

Câu 4. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng

A. 600.

B. 00.

C. 300.

D. 900.

 

Câu 5. Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 600T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là

A. 00; 600T.

B. 600T; 900N.

C. 00; 600Đ.

D. 600T; 900B.

 

Câu 6. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. mép bên trái tờ bản đồ.

B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.

C. các đường kinh, vĩ tuyến.

D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.

 

Câu 7. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

A. 18.

B. 20.

C. 36.

D. 30.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1. Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 102009’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?

 

A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.

B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.

C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.

 

Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái ứng với mô tả chính xác nhất về đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới trong hình 1.1

A. Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song. Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau. 

B. Kinh tuyến là những đường thẳng toả ra theo hình nan quạt. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. Tâm của các vĩ tuyến cũng chính là điểm gặp nhau của các đường kinh tuyến. 

C. Kinh tuyến là những đường thẳng toả ra từ điểm cực. Vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm mà tâm là nơi gặp nhau của các kinh tuyến. 

D. Kinh tuyến giữa là một đường thẳng có độ dài bằng 1/2 độ dài Xích đạo. Các kinh tuyến khác là những đường cong giống hình elip, cách đều nhau, Có chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với kinh tuyến giữa.

 

Câu 3. Cho điểm X (60oB, 35oT), điểm này nằm ở:

A. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.

B. Bán cầu Nam và nửa cầu Đông.

C. Bán cầu Bắc và nửa cầu Tây

D. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.

 

Câu 4. Điểm cực Đông của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tọa độ bao nhiêu?

A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23°23'B, 105o20Đ

B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: 8°34B, 104o40Đ

C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Tè, tỉnh Điện Biên: 22o22B, 102o09Đ

D. Xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa:12o40B, 109°24'Đ

 

Câu 5. Trái Đất có tổng cộng bao nhiêu đường kinh tuyến, vĩ tuyến (nếu mỗi đường kinh, vĩ tuyến cách nhau 1o)?

A. 180 vĩ tuyến, 360 kinh tuyến

B. 181 vĩ tuyến, 355 kinh tuyến

C. 181 vĩ tuyến, 360 kinh tuyến

D. 182 vĩ tuyến, 361 kinh tuyến

 

4. VẬN DỤNG CAO (6 câu)

Câu 1. Câu nào sau đây giải thích đúng nhất ý nghĩa các điểm cực của nước ta?

A. Nước ta nằm ở vĩ độ 23°23′B – 8°34′ B nên nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc

B. Kinh độ của Việt Nam là từ 102°109′Đ đến l09°24′Đ nên nước ta thuộc bán cầu Đông.

C. Căn cứ vào các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây, có thể thấy lãnh thổ Việt Nam kéo dài và hẹp ngang.

D. Nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông nên có kiểu khí hậu cận Xích Đạo (do ở gần đường Xích Đạo)

 

Câu 2. Quan sát quả địa cầu, cho biết vị trí điểm có tọa độ 80°Đ và 30°N nằm ở đâu.

A. Ở trên đất liền khu vực Đông Nam Á

B. Trên lãnh thổ châu Âu

C. Thuộc khu vực Nam Phi

D. Trên Ấn Độ Dương

 

Câu 3. Ý nào sau đây nêu đúng nhất ý nghĩa của vòng cực Bắc?

A. Vòng cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ bắc, giúp phân biệt vùng cực với phần còn lại của Trái Đất

B. Vòng cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ bắc, là ranh giới của những vùng có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày trong năm.

C. Vòng Cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ nam, nằm ở phía bán cầu Nam.

D. Vòng Cực Bắc có tọa độ 66° 33' 38" vĩ nam, là ranh giới của những vùng có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt 6 tháng/năm.

 

Câu 4. Đâu không phải là tác động quan trọng của vĩ độ đối với các vùng trên Trái Đất?

A. Xác định đặc điểm khí hậu của khu vực đó

B. Xác định xu hướng trong cực quang

C. Xác định loại địa hình của khu vực

D. Xác định loại gió mùa của khu vực

 

Câu 5. Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì:

A. Để xác định vị trí nơi đến.

B. Vạch lộ trình đi trên biển.

C. Các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo.

D. Các đáp án đều đúng.

 

Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu làm cho một vùng đất trên bản đồ lại không hoàn toàn đúng như trên thực tế?

A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí không chính xác.

B. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ không hợp lý.

C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí sai.

D. Sử dụng các phép chiếu đồ khác nhau, có sự biến dạng bản đồ.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay