Trắc nghiệm bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?

Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử?. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu về lịch sử vì:

A. Ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. Bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

C. Cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử. 

D. Cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.

 

Câu 2. Nguồn tư liệu có giá trị xác thực nhất là:

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật. 

C. Tư liệu chữ viết.

D. Tư liệu gốc.

 

Câu 3. Những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời qua đời khác được gọi là:

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu gốc.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Tư liệu hiện vật.

 

Câu 4. Những di tích, đồ vật,…của người cưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hat trên mặt đất được gọi là:

A. Tư liệu gốc.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Tư liệu truyền miệng.

 

Câu 5. Những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là:

A. Tư liệu hiện vật.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu gốc.

D. Tư liệu truyền miệng.

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Yếu tố nào sau đây không giúp con người phục dựng lại lịch sử?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Các bài nghiên cứu khoa học.

 

 Câu 2. Trải qua thời gian, thông tin về những hoạt động của con người vẫn được lưu giữ dưới dạng tư liệu:

 A. Truyền miệng.

B. Hiện vật 

C. Chữ viết.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về tư liệu hiện vật:

A. Tư liệu hiện vật là những di tích hoặc đồ vật của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

B. Những di tích là các công cụ lao động, vũ khí tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ; đồ thờ cúng trong đình chùa như tượng, lư hương,...

C. Các tư liệu hiện vật lại là tư liệu “câm”, rất khó nghiên cứu, khai thác.

D. Các hiện vật này ưu điểm là phản ánh khá trung thực đời sống vật chất của người xưa.

 

Câu 4. Đặc điểm của tư liệu truyền miệng là:

A. Không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm, nhưng phần nào phản ảnh hiện thực lịch sử.

B. Cho biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào đời sống tinh thần của người xưa

C. Ghi chép tương đối đầy đủ về đời sống con người.

D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

 

Câu 5. Nguồn tư liệu mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu là:

A. Tư liệu gốc.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Tư liệu chữ viết.

 

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về các nguồn tư liệu lịch sử:

A. Dựa vào nguồn tư liệu, mỗi nhà sử học thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần lịch sử theo quan điểm của mình.

B. Các nhà sử học làm công việc tương tự như những thám tử 

C. Có nhiều cách giải thích khác nhau về cùng một sự việc trong quá khứ.

D. Tư liệu hiện vật là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng được gọi là:

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Tư liệu gốc.

 

Câu 2. Một góc di tích Hoàng thành Thăng Long (số 18, Hoàng Diệu, Hà Nội). ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long là:

A. Tư liệu gốc.

B. Tư liệu truyền miệng.

C .Tư liệu gốc.

D. Tư liệu hiện vật.

 

Câu 3. Các tác phẩm như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt thông giám cương mục thuộc tư liệu:

A. Hiện vật.

B. Truyền miệng.

C. Chữ viết.

D. Quốc gia.

 

Câu 4. Bia đá trong Văn Miếu Quốc tử giám thuộc loại hình tư liệu lịch sử nào?

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu hiện vật.

C. Tư liệu chữ viết.

D. Không được coi là một tư liệu.

 

Câu 5. Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu:

A. Tư liệu truyền miệng.

B. Tư liệu chữ viết.

C. Tư liệu hiện vật.

D. Không được coi là tư liệu lịch sử.

 

Câu 6. Để dựng lại lịch sử, các nhà sử học cần:

A. Có tư liệu lịch sử.

B. Có phòng thí nghiệm.

C. Tham gia các chuyến đi điền dã.

D. Tham gia vào các sự kiện.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Tục ngữ có câu “Tam sao thất bản”, loại tư liệu lịch sử nào có thể mắc hạn chế đó:

A. Tư liệu gốc.

B. Tư liệu truyền miệng 

C. Tư liệu gốc.

D. Tư liệu hiện vật.

 

Câu 2. Các nhà sử học làm công việc dưng lại lịch sử. Họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Công việc của các nhà sử học tương tự như:

A. Công an.

B. Thám tử.

C. Khảo cổ học.

D. Quan sát viên.

 

Câu 3. Đâu không phải là một nguồn tư liệu lịch sử:

A. Nhóm hiện vật lợp mái cung điện thời Lý được tìm thấy tại Hoàng thành Thăng Long.

B. Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định).

C. Truyền thuyết Thánh Gióng.

D. “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Câu 4. Ý nào sau đây không nằm trong loại hình tư liệu truyền miệng?

A. Ca dao, dân ca.

B. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử.

C. Truyện dã sử.

D. Truyền thuyết.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay