Trắc nghiệm bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint lịch sử 6 kết nối tri thức
1. NHẬN BIẾT (16 câu)
Câu 1. Thành cổ Luy Lâu thuộc tỉnh nào của Việt Nam ngày nay:
A. Hà Nội.
B. Bắc Ninh.
D. Thanh Hóa.
C. Nghệ An.
Câu 2. Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về bộ máy cai trị đối với người Việt như thế nào?
A. Cho xây đắp các thành lũy lớn ở trị sở các châu – quận và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền.
B. Cho người Việt đứng đầu các quận, huyện.
C. Xây trường học, đào tạo đội ngũ tay sai.
D. Đàn áp người dân dưới nhiều hình thức.
Câu 3. Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:
A. Viên thứ sử người Hán.
B. Viên Thái thú người Hán.
C. Hào trưởng người Việt.
D. Tiết độ sứ người Việt.
Câu 4. Sơ đồ tổ chức chính quyền ở nhà Hán ở Giao Châu theo thứ tự từ trên xuống dưới là:
A. Huyện, châu, quận, làng xã.
B. Châu, quận, huyện, làng xã.
C. Làng xã, huyện, quận, châu.
D. Quận, huyện, châu, làng xã.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:
A. Đưa người Hán sang cai trị người Việt theo luật pháp hà khắc của họ.
B. Tập trung xây đắp các thành lũy lớn như: thành Luy Lâu (Bắc Ninh), thành Tống Bình, Đại La (Hà Nội).
C. Lực lượng quân đội đồn trú có vai trò kiểm soát các làng, xã của người Việt.
D. Chia nước ta thành các quận, huyện và sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
Câu 6. Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt:
A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý.
B. Thu tô thuế nặng nề, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo.
C. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu.
D. Thu tô thế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối.
Câu 7. Những hoạt động kinh tế chính của nước ta dưới thời Bắc thuộc là:
A. Trồng trọt, chăn nuôi.
B. Đúc đồng, rèn sắt.
C. Làm gốm.
D. Làm mộc.
Câu 8. Đâu không phải là tư tưởng được truyền bán ngày càng nhiều vào nước ta:
A. Đạo giáo.
B. Nho giáo.
C. Phật giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 9. Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta là chính sách cai trị của:
A. Nhà Hán.
B. Nhà Tùy.
C. Nhà Đường.
D. Các triều đại phong kiến phương Bắc từ thời nhà Hán.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc:
A. Hà khắc, tàn bạo, thâm độc.
B. Được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực.
C. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước ta.
D. Nhằm thôn tính lãnh thổ và đồng hóa nhân dân ta.
Câu 11. Chính quyền đô hộ của nhà Hán ở nước ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng có:
A. 2 quận.
B. 3 quận.
C. 4 quận.
D. 1 quận.
Câu 12. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43), chính quyền từ cấp huyện trở lên do ai nắm giữ?
A. Nhà Đường.
B. Nhà Tần.
C. Nhà Hán.
D. Nhà Thương.
Câu 13. Chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị nào về văn hóa đối với nước ta:
A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
B. Bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
C. Tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.
C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.
Câu 15. Triệu Đà chiếm được Âu Lạc vào năm:
A. 179 TCN.
B. 197 TCN.
C. 189 TCN.
D. 198 TCN.
Câu 16. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là:
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Lý Bí.
C. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
D. Khởi nghĩa Ngô Quyền.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về Thành cổ Luy Lâu:
A. Thành cổ Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) từ thời Hán đã là trị sở của chính quyền đô hộ.
B. Là nơi lưu lại dấu tích liên quan đến chính sách cai trị và sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Việt thời Bắc thuộc.
C. Luy Lâu là một thành cổ có lịch sử trên 2 000 năm được xây dựng từ thời Đông Hán.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Ai là người đứng đầu một huyện trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
B. Hào trưởng người Việt.
C. Viên Thứ sử người Hán.
D. Viên Thái thú người Hán.
Câu 3. Ai là người đứng đầu một châu trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A. Hào trưởng người Việt.
B. Viên Thứ sử người Hán.
C. Viên Thái thú người Hán.
D. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
Câu 4. Ai là người đứng đầu một quận trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A. Viên Thái thú người Hán.
B. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, người Hán trực tiếp nắm giữ.
C. Hào trưởng người Việt.
D. Viên Thứ sử người Hán.
Câu 5. Người đứng đầu làng xã trong tổ chức chính quyền nhà Hán ở Giao Châu:
A. Tiết độ sứ người Việt.
B. Viên Thái thú người Hán.
C. Người Việt.
D. Tiết độ sứ người Hán.
Câu 6. Lực lượng có vai trò trong đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt là:
A. Viên tiết độ sứ người Hán.
B. Viên thái thú người Hán.
C. Quân đội đồn trú.
D. Viên thứ sử người Hán.
Câu 7. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách cai trị về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc:
A. Chiếm ruộng đất của Âu Lạc lập thành ấp, trại.
B. Áp đặt chính sách tô, thuế nặng nề.
C. Cho phép nhân dân bản địa sản xuất muối và sắt.
D. Bắt nhân dân ta cống nap các sản vật quý trên rừng, dưới biển.
Câu 8. Một trong những sản vật mà người Việt phải cống nạp cho chính quyền phương Bắc là:
A. Muối.
B. Gạo.
C. Sắt
D. Vải vóc.
Câu 9. Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng công cụ lao động phổ biến bằng:
A. Sắt.
B. Thiếc.
C. Đồng đỏ.
D. Đồng thau.
Câu 10. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc:
A. Nghề rèn sắt.
B. Nghề đúc đồng.
C. Nghề làm giấy.
D. Nghề làm gốm.
Câu 11. Đâu không phải chính sách bóc lột về kinh tế các triều đại phong kiến phương Bắc áp dụng ở nước ta trong thời Bắc thuộc?
A. Sử dụng chế độ tô thuế.
B. Bắt cống nạp sản vật.
C. Nắm độc quyền về muối và sắt.
D. Bắt nhổ lúa trồng đay.
Câu 12. Ý nào sau đây không phản ảnh đúng chuyển biến của nền kinh tế nước ta thời kì Bắc thuộc:
A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
B. Biết áp dụng các kĩ thuật canh tác mới.
C. Xuất hiện các ngành nghề thủ công mới.
D. Quan hệ buôn bán với các nước phương Tây phát triển.
Câu 13. Ý nào không phản ánh đúng chuyển biến của nông nghiệp nước ta thời Bắc thuộc:
A. Hoạt động trao đổi, buôn bán được mở rộng.
B. Sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò.
C. Biết áp dụng các phương pháp, kĩ thuật mới.
D. Năng suất tăng hơn trước.
Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng sự chuyển biến về kinh tế ở nước ta dưới thời Bắc thuộc:
A. Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc tiếp tục được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
B. Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi.
C. Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.
D. Người Việt đã đã tiếp thu kĩ thuật làm giấy từ Ấn Độ để làm ra các loại giấy có chất lượng tốt.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về những chuyển biến về xã hội trong thời kì Bắc thuộc:
A. Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa.
B. Lực lượng quân đồn trú có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.
C. Bao trùm trong xã hội bấy giờ là mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. Với chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các tầng lớp trong xã hội đều có sự biến đổi.
Câu 16. Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là:
A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của Trung Quốc.
B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc.
C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán.
D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1. Thành lũy nào ở Hà Nội ngày nay do chính quyền đô hộ xây đắp:
A. Thành Vạn An.
B. Thành Tống Bình.
C. Thành Luy Lâu.
D. Thành Cổ Loa.
Câu 2. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc:
A. Thành Cổ Loa.
B. Thành Luy Lâu.
C. Thành Tống Bình.
D. Thành Đại La.
Câu 3. Tầng lớp trong xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo người Việt đấu tranh giành lại được quyền độc lập, tự chủ trong thời kì Bắc thuộc là:
A. Quan lại, địa chủ người Hán đã Việt hóa.
B. Địa chủ người Việt.
C. Nông dân làng xã.
D. Hào trưởng bản địa.
Câu 4. Mục đích của việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta là:
A. Xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt.
B. Ép buộc nhân dân ta theo phong tục tập quán của họ.
C. Xây dựng trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5. Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc?
“Trước đây những người làm thứ sử thấy đất châu (Giao Chỉ) có các thứ ngọc trai, lông (chim) trả, tê, voi, đồi mồi, hương lạ, gỗ tốt, nhiều người không liêm khiết, vơ vét của cải cho đầy rồi lại xin đổi đi”.
A. Chính sách vơ vét, bóc lột nặng nề về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.
B. Đất nước ta có nhiều sản vật quý.
C. Các triều đại phong kiến phương Bắc nắm độc quyền về sản vật quý.
D. Các triều đại phong kiến phương Bắc mua sản vật quý với giá thấp.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1. Nghề thủ công mới nào không xuất hiện trong thời kì chuyển biến về kinh tế thời Bắc thuộc:
A. Làm giấy.
B. Làm đường, làm mật mía.
C. Làm “vải Giao Chỉ” từ vỏ cây đay, cây chuối.
D. Làm nhựa.
Câu 2. Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam là:
A. Chùa Bái Đính (Ninh Bình).
B. Chùa Dâu (Bắc Ninh).
C. Chùa Hương (Hà Nội).
D. Chùa Một Cột (Hà Nội).
Câu 3. Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là:
A. Bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
B. Chế độ phong kiến Việt Nam được hình thành và phát triển.
C. Sự hình thành và phát triển của nhà nước Âu Lạc.
D. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam của người Việt.
Câu 4. Bài học lớn nhất cho đời sau trước thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược là:
A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng.
B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh.
C. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
D. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù.