Trắc nghiệm bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

                                           

1. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1. Đâu không phải là tín ngưỡng dân gian của cư dân Đông Nam Á:

A. Tín ngưỡng phồn thục.

B. Tục cầu mưa.

C. Tục thờ cúng tổ tiên.

D. Tín ngưỡng thờ mẫu.

 

Câu 2. Các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có:

A. Tín ngưỡng Thần – Vua.

B. Tín ngưỡng thờ mẫu.

C. Tín ngưỡng phồn thực.

D. Tục thờ cúng tổ tiên.

 

Câu 3. Trên cơ sở chữ Pa-li, người Môn (Mi-an-ma) đã sáng tạo ra:

A. Chữ Khơ-me cổ.

B. Chữ Môn cổ.

C. Chữ Mã Lai cổ.

D. Chữ Hán.

 

Câu 4. Người Mã Lai đã sáng tạo ra:

A. Chữ Mã Lai cổ.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ Khơ-me cổ.

D. Chữ Môn cổ.

 

Câu 5. Kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc là:

A. Người Khơ-me.

B. Người Mã Lai.

C. Người Việt.

D. Người Môn.

 

Câu 6. Người Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ, tiêu biểu nhất là:

A. Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta.

B. Chuyến tàu tới Pakistan.

C. Sơ-kun-tơ-la.

D. Kinh Vê-đa.

 

Câu 7. Người Lào đã tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc mình là:

A. Ra-ma-kien.

B. Riêm Kê.

C. Ra-ma-y-a-na.

D. Phạ lắc – Phạ Lam.

 

Câu 8. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tín ngưỡng, tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?

A. Ấn Độ giáo và Thiên chúa giáo.

B. Phật giáo và Thiên chúa giáo.

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.                                                                 

 

Câu 9. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo đã theo chân các nhà buôn du nhập vào Đông Nam Á:

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Thiên chúa giáo.

D. Hồi giáo.

 

Câu 10. Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu:

A. Hệ thống chữ La-tin của người La Mã.

B. Hệ thống chữ cổ Mã Lai.

C. Chữ hình nêm của người Lưỡng Hà.

D. Hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ.

 

Câu 11. Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo:

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Cam-pu-chia.

D. In-đô-nê-xi-a.

 

Câu 12. Đâu không phải là tác phẩm văn học ảnh hưởng bởi văn học Ấn Độ?

A. Ra-ma Khiên (Thái Lan).

B. Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a).

C. Riêm Kê (Cam-pu-chia).

D. Con Rồng, cháu Tiên (Việt Nam).

 

Câu 13. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á chịu ảnh hưởng đậm nét của tôn giáo:

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Phật giáo, Thiên chúa giáo.

C. Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo.

D. Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1. Nhiều tín ngưỡng dân gian của Đông Nam Á hầu hết có liên quan đến:

A. Hoạt động trồng cây lúa nước.

B. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

C. Hoạt động thương mại biển.

D. Hoạt động kinh tế ở những thương cảng lớn.

 

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:

A. Cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…

B. Các tín ngưỡng bản địa ở Đông Nam Á đã kết hợp, dung hoà với những tôn giáo bên ngoài như Ấn Độ giáo, Phật giáo, tạo nên đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú.

C. Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian, hầu hết có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.

D. Quốc gia duy nhất chịu có tín ngưỡng Thần – Vua là Chăm-pa.,

 

Câu 3. Chữ viết của người Chăm cổ có nguồn gốc từ loại văn tự:

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ hình nêm.

D. Chữ tượng ý.

 

Câu 4. Công trình kiến trúc nào dưới đây không thuộc các quốc gia Đông Nam Á:

A. Tháp Chăm (Việt Nam).

B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).

C. Chùa hang A-gian-ta (Ấn Độ).

D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma).

 

Câu 5. Đền Bô-rô-bu-đua thuộc quốc gia nào ngày nay:

A. Việt Nam.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Thái Lan.

D. Mi-an-ma.

 

Câu 6. Người Việt cổ tiếp thu hệ thống chữ viết của:

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Hy Lạp.

D. Ai Cập.

 

Câu 7. Người Chăm, người Khơ-me, người Môn cổ ở Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của nước nào?

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Hy Lạp.

D. Ai Cập.

 

Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về kiến trúc – điêu khắc của của Đông Nam Á:

A. Đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo.

B. Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi.

C. Nghệ thuật điêu khắc chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phù điêu, các bức chạm nổi, tượng thần, Phật,…

D. La-ra Giong-grang là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII.

 

Câu 9. Các quốc gia Đông Nam Á có sự giao lưu văn hóa từ rất sớm với những quốc gia:

A. Các quốc gia Tây Á.

B. Ấn Độ và Trung Quốc.

C. Chỉ giao lưu trong khu vực.

D. Chỉ giao lưu với Ấn Độ.

 

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là tin ngưỡng bản địa của cư dân Đông Nam Á:

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Tín ngưỡng phồn thực.

C. Tục cầu thần mưa.

D. Tín ngưỡng Thần – Vua.

 

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1. Tác phẩm văn học nào của Ấn Độ có ảnh hưởng rộng khắp ở nhiều nước Đông Nam Á:

A. Ra-ma-y-a-na.

B. Ma-ha-bha-ra-ta.

C. Sơ-cun-tơ-la.

D. Cả A và B đều đúng.

 

Câu 2. Ý nào dưới đây không phải nhận đúng về Đông Nam Á:

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào khu vực như Phật giáo.

B. Các cư dân Đông Nam Á không có chữ viết riêng mà sử dụng chữ viết của người Ấn Độ, người Trung Quốc.

C. Văn học Ấn Độ rất mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

 

Câu 3. Công trình ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ:

A. Tháp Chăm.

B. Phủ Tây Hồ.

C. Chùa Hương.

D. Tháp Bút.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Chữ Phạn không được cải biến thành chữ:

A. Chăm cổ.

B. Chữ Khơ-me cổ.

C. Chữ La-tin.

D. Chữ Mã Lai cổ.

 

Câu 2. Loại hình kiến trúc không ảnh hưởng từ dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ:

A. Tháp Chăm (Việt Nam).

B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).

C. Kim tự tháp (Ai Cập).

D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),...

 

Câu 3. Công trình kiến trúc được coi là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII là:

A. Chùa Suê-đa-gon.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Đền Bô-rô-bu-đua.

D. Tháp Chăm.

 

Câu 4. Màu vàng trên lá cờ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày nay có ý nghĩa:

A. Tượng trưng cho sự hoà bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN.

B. Thể hiện động lực và can đảm.

C. Nói lên sự thuần khiết.

D. Tượng trưng cho sự thịnh vượng.

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay