Trắc nghiệm bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1. Lãnh thổ Trung Quốc cổ đại so với ngày nay như thế nào:

A. Nhỏ hơn.

B. Rộng lớn hơn.

C. Bằng.

D. Tương đối rộng hơn.

 

Câu 2. Những con sông có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc cổ đại là:

A. Sông Nin và sông Hằng.

B. Sông Ấn và Sông Hằng.

C. Trường Giang và Dương Tử.

D. Hoàng Hà và Trường Giang.

 

Câu 3. Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh ở:

A. Hạ lưu Hoàng Hà và hạ lưu Trường Giang.

B. Lưu vực Trường Giang.

C. Thượng lưu Hoàng Hà và Trường Giang.

D. Vùng ven biển Đông Nam.

 

Câu 4. Nhà Hạ, Thương, Chu lần lượt thay nhau cầm quyền ở Trung Quốc vào:

A. Khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN đến giữa thiên niên kỉ II TCN.

B. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN đến cuối thiên kỉ II TCN.

C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN đến cuối thiên niên kỉ II TCN.

D. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN đến đầu thiên kỉ II TCN.

 

Câu 5. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc có đặc điểm:

A. Các nước ở lưu vực Trường Giang nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.

B. Các nước Hạ, Thương, Chu thay nhau lên cầm quyền.

C. Nhà Chu suy yếu.

D. Các nước ở lưu vực Hoàng Hà nổi dậy và đánh chiếm lẫn nhau.

 

 

Câu 6. Đánh bại các nước và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN là:

A. Nhà Nguyên.

B. Nhà Chu.

C. Nhà Thương.

D. Nhà Tần.

 

Câu 7. Để củng cố sự thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã áp dụng chế độ:

A. Đo lường và pháp luật..

B. Tiền tệ.

C. Chữ viết.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 8. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruông của địa chủ để cày cấy gọi là:

A. Nông dân tự canh.

B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê.

D. Nông nô.

 

Câu 9. Quý tộc quan lại có nhiều ruộng đất tư gọi là:

A. Địa chủ.

B. Lãnh chúa.

C. Tăng lữ.

D. Quý tộc.

 

Câu 10. Khi nhận ruộng, nông dân lĩnh canh phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:

A. Thuế.

B. Tô lao dịch.

C. Nộp tô.

D. Cống phẩm.

 

Câu 11. Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu là:

A. Li tao.

B. Cưu Ca.

C. Thiên Vấn.

D. Kinh Thi.

 

Câu 12. Người Trung Quốc đã đặt nền tảng cho các phát minh quan trọng về kĩ thuật như:

A. Làm giấy.

B. La bàn.

C. Kĩ thuật in.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 13. Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là:

A. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên.

B. Kinh Thi.

C. Hồng Lâu Mộng.

D. Tây Du Kí.

 

Câu 14. Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở:

A. Đồng bằng Hoa Bắc.

B. Đồng bằng Hoa Nam.

C. Lưu vực Trường Giang.

D. Lưu vực Hoàng Hà.

 

Câu 15. Nhà Tần tồn tại được bao nhiêu năm thì suy yếu?

A. 12 năm.

B. 15 năm.

D. 18 năm.

D. 21 năm.

 

Câu 16. Năm 206 TCN, Lưu Bang – một địa chủ phong kiến đã lật đổ triều đại nhà Tần, lập ra:

A. Nam – Bắc Triều.

B. Nhà Tấn.

C. Nhà Hán.

D. Tam quốc.

 

Câu 17. Bộ sử tiêu biểu của người Trung Quốc xưa là:

A. Hán thư.

B. Kinh thi.

C. Hồng lâu mộng.

D. Hoàng đế nội kinh.

 

Câu 18. Vào năm 221 TCN, người thống nhất Trung Quốc là:

A. Tần Thủy Hoàng.

B. Lưu Bang.

C. Tư Mã Viêm.

D. Lý Uyên.

 

Câu 19. Người Trung Quốc cổ đại khắc chữ trên:

A. Mai rùa.

B. Đất sét.

C. Giấy Pa-pi-rút.

D. Vách đá.

 

Câu 20. Người đặt nền móng cho sự hình Nho giáo là:

A. Hàn Phi Tử.

B. Khổng Tử.

C. Lão Tử.

D. Mặc Tử.

 

2. THÔNG HIỂU (16 câu)

Câu 1. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại:

A. Nhà Chu.

B. Nhà Tần.

C. Nhà Nguyên.

D. Nhà Thương.

 

Câu 2. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào năm:

A. 221 TCN.

B. 223 TCN.

C. 225 TCN.

D. 227 TCN.

 

Câu 3. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc bằng:

A. Chiến tranh đánh bại các nước khác.

B. Thu phục các nước khác bằng hòa bình.

C. Luật pháp.

D. Tư tưởng, tôn giáo.

 

Câu 4. Nhà Tần thống nhất được lãnh thổ Trung Quốc vì:

A. Có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất.
B. Có Tần Thủy Hoàng lãnh đạo cuộc chiến tranh.

C. Có hệ thống pháp luật dùng chung cả nước.

D. Nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang.

 

Câu 5. Triều đại ở Trung Quốc ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước là:

A. Nhà Tùy.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Đường.

D. Nhà Tần.

 

Câu 6. Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại ngắn nhất là:

A. Nhà Tùy.

B. Nhà Đường.

C. Nhà Tấn.

D. Thời Nam – Bắc Triều.

 

Câu 7. Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy, triều đại tồn tại dài nhất là:

A. Thời Tam Quốc.

B. Thời Nam – Bắc Triều.

C. Nhà Hán.

D. Nhà Tấn.

 

Câu 8. Công trình kiến trúc được xem là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là:

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. Thành Ba-bi-lon.

C. Đấu trường Cô-li-dê.

D. Đền Pác-tê-nông.

 

Câu 9. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên:

A. Đất sét, gỗ.

B. Mai rùa, xương thú.

C. Giất Pa-pi-rút, đất sét.

D. Gạch nung, gỗ.

 

Câu 10. Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới triều đại:

A. Nhà Thương.

B. Nhà Chu.

C. Nhà Tần.

D. Nhà Hán.

 

Câu 11. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới nhà Tần:

A. Lãnh chúa.

B. Địa chủ.

C. Nông dân công xã.

D. Nông dân lĩnh canh.

 

Câu 12. Triều đại ở Trung Quốc ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước là:

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.

D. Nhà Tần.

 

Câu 13. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là:

A. Nông dân tự canh.

B. Nông dân lĩnh canh

C. Nông dân làm thuê.

D. Nông nô.

 

Câu 14. Các thời kì và các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy lần lượt là:

A. Nhà Hán, Nhà Tấn, Thời Nam – Bắc triều, Nhà Tùy

B. Nhà Hán, Thời Tam Quốc (Ngụy-Thục-Ngô), Nhà Tấn, thời Nam – Bắc triều, Nhà Tùy

C. Nhà Hán, Thời Tam Quốc (Ngụy-Thục-Ngô), Thời Nam – Bắc triều, Nhà Tùy

D. Nhà Hán, Nhà Tấn, Thời Tam Quốc (Ngụy-Thục-Ngô), Nhà Tùy.

 

Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại:

A. Người Trung Quốc đã xây dựng nền văn minh đầu tiên ở lưu vực Hoàng Hà, sau đó mở rộng đến lưu vực Trường Giang (Dương Tử).

B. Thượng nguồn các dòng sông là vùng đất cao, có nhiều đồng cỏ nên chăn nuôi đã phát triển từ sớm.

C. Lũ lụt do hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống của người dân.

D. Phù sa của hai con sông Hoàng Hà đã tạo nên đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn nhất Trung Quốc, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

 

Câu 16. Nhận định nào dưới đây không đúng về thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII:

A. Ban Cố là người đầu tiên thực hiện phương pháp phẫu thuật gây mê.

B. Thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra thiết bị đo động đất sớm nhất thế giới gọi là địa động nghi.

C. Những bức tượng binh lính ở lăng Ly Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

D. Các triều đại từ Tần đến Tùy đều chú trọng xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ.

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1. Nội dung học thuyết, tư tưởng của phái Phái gia là:

A. Chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.

B. Chủ trương tăng cường quyền lực của nhà vua và dùng pháp luật để cai trị.

C. Mong muốn xã hội phát triển theo tự nhiên, không tranh giành của cải hay quyền lực.

D. Dùng tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc.

 

Câu 2. Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, Trung Quốc ở trong thời kì:

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Thương.

C. Nhà Chu.

D. Xuân Thu - Chiến Quốc.

 

Câu 3. Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích:

A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.

B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.

C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.

D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.

 

Câu 4. Một trong những biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc là:

A. Vạn Lí Trường Thành.

B. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

C. La bàn.

D. Sử kí của Tư Mã Thiên.

 

Câu 5. Một trong số những danh y nổi tiếng của người Trung Quốc xưa là:

A. Khuất Nguyên.

B. Hoa Đà.

C. Hàn Phi Tử.
D. Tư Mã Thiên.

 

Câu 6. Công trình phòng ngự nổi tiếng được xây dựng dưới thời nhà Tần là:

A. Ngọ Môn.

B. Lũy Trường Dục.

C. Tử Cấm Thành.

D. Vạn Lí Trường Thành.

 

4. VẬN DỤNG CAO (7 câu)

Câu 1. Thành tựu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII không được truyền bá và có sự ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay là:

A. Nhiều lễ tết quan trọng của người Việt, như: Tết Nguyên đán; tết Nguyên tiêu; tết Đoan Ngọ; Tết Trung Thu...

B. Người Việt đã tiếp thu Nho giáo một cách chủ động và biến Nho giáo thành một công cụ để quản lý và điều tiết quan hệ xã hội.

C. Chữ Hán được được sử dụng trong thi cử.

D. Sử dụng kĩ thuật làm giấy.

 

Câu 2.  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Hoàng Hà dài 5464 km, là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc. Con sông này chứa lượng phù sa cao nhất so với các con sông khác trên thế giới. “Một bát nước Hoàng Hà, nửa bát phù sa“ Lưu vực Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa, là kinh đô của 4 triều đại: Chu, Tần, Hán, Đường; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung Quốc suốt một thời kì dài. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều phát minh nổi tiếng: đồ gốm, đồ đồng, lụa, giấy,....

Hình ảnh Hoàng Hà gợi nhớ cho em về con sông nào ở miền Bắc Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự:

A. Sông Mã.

B. Sông Cả.

C. Sông Đuống.

D. Sông Hồng.

 

Câu 3. Những triều đại Trung Quốc nào đã xâm lược nước ta là:

A. Nhà Triệu.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Nam Hán.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 4. Nhà Hán có sự kiện liên quan đến lịch sử Việt Nam là:

A. Nhà Hán đô hộ nước ta.

B. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

C. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.

D. Cả A, B đều đúng.

 

Câu 5. Quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là:

A. Học làm người trước, học kiến thức sau; nếu không dù có tài giỏi đến mấy, không giúp ích được cho xã hội, thậm chí gây nguy hiểm cho xã hội.

B. Học kiến thức trước, có kiến thức mới có thể giúp ích được cho xã hội.

C. Cần phải học kiến thức văn hóa từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

D. Học văn hóa trước, tìm hiểu kiến thức xã hội sau.

 

Câu 6. Đâu không phải là vai trò của việc phát minh ra kĩ thuật làm giấy đối với sự phát triển của xã hội ngày nay:

A. Làm bao bì, làm hộp.

B. Làm quạt, làm dù che.

C. Làm giấy vệ sinh.

D. Việc trao đổi thông tin qua thư điện tử được giảm bớt.

 

Câu 7. Đâu không phải là mục đích của các triều đại Trung Quốc khi xây dựng Vạn lý trường thành:

A. Bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết.

B. Kiểm soát biên giới.

C. Không cho việc vận chuyển hàng hóa theo con đường tơ lụa.

D. Là điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay