Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 13: Phản ứng oxi hóa khử

Giáo án bài 13: Phản ứng oxi hóa khử sách hóa học 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của hóa học 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13.  PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
  • Nêu được khái niệm phản ứng oxi hóa khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa-khử.
  • Mô tả được một số phản ứng oxi hóa-khử quan trọng gắn liền với cuộc sống.
  • Trình bày được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa (SGK), quan sát hình ảnh về mô hình nguyên tử để tìm hiểu về quá trình nhường electron, nhận electron.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về số oxi hóa, cách xác định số oxi hóa, một số khái niệm phản ứng oxi hóa-khử, cân bằng phản ứng oxi hóa-khử.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được cách xác định số oxi hóa, nắm được cách cân bằng phản ứng oxi hóa-khử.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
  • Nêu được số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất.
  • Nêu được những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
  • Nêu được các khái niệm chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử, phản ứng oxi hóa-khử.
  • Trình bày được các bước cân bằng phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
  • Nêu được ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, hoạt động nhóm, trao đổi (pair) và chia sẽ (share) kiến thức.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: hiện tượng trong tự nhiên:
  • Quá trình quang hợp của cây xanh.
  • Quá trình hô hấp của động vật nói chung và con người nói riêng
  • Hiện tượng bị gỉ của các vật liệu bằng kim loại (aluminium, iron, copper,…).
  • Quá trình đốt cháy nhiên liệu (than, xăng, dầu,…) trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: Hình ảnh quá trình đinh ốc bị gỉ, một số phản ứng oxi hóa khử có ý nghĩa thực tiễn, phiếu học tập.
  3. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

 - Huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân học sinh (HS) về các phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong đời sống thực tiễn để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

- Tạo một tâm thế thoải mái trước khi bước vào tiết học.

  1. b) Nội dung: Giáo viên (GV) sử dụng một số hình ảnh có trong thực tiễn liên quan đến phản ứng oxi hóa-khử, nhằm tạo hứng thú và kích thích sự tò mò tìm hivểu về kiến thức phản ứng oxi hóa-khử của HS.
  2. c) Sản phẩm: HS có thể nêu được một số phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn: Sắt bị gỉ, đốt cháy than, củi, quá tình luyện kim trong nhà máy,…
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

   

Sự cháy

Sự nổ

Quá trình luyện kim

   

Đốt cháy nhiên liệu

Xe đạp, tàu bị gỉ

Một số hình ảnh có thể sử dụng

     

GV tổ chức cho HS học tập theo kĩ thuật Think - Pair - Share, thực hiện các hoạt động sau và hoàn thành phiếu học tập số 1:

 

- Think (Suy nghĩ cá nhân): GV chiếu một số hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây:

+ Em thấy những hiện tượng gì qua các hình ảnh trên?

+ Nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng trên?

 

 

- Pair (Trao đổi cặp đôi): Hai HS ngồi cạnh nhau chia sẻ suy nghĩ của mình theo câu hỏi ở hoạt động trên với nhau.

 

 

- Share (chia sẻ ý kiến với cả lớp): GV mời một số cặp HS đại diện ở mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời với cả lớp.

Sau đó các nhóm khác đóng góp ý kiến bổ sung.

 

 

GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của HS để có biện pháp xử lý.

- Sau khi HS trả lời xong, GV nhận xét và tổng kết các kết quả đạt được của các nhóm HS.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS dựa trên video, đưa ra dự đoán của bản thân.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 13. Phản ứng oxi hóa khử

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về số oxi hóa

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm oxi hóa.

- Trình bày được các quy tắc xác định số oxi hóa.

- Vận dụng được quy tắc để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các đơn chất, hợp chất và ion.

- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

  1. b) Nội dung: HS nghiên cứu SGK, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 2.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv phát phiếu học tập số 2 giao nhiệm vụ cho hs.

- HĐ cá nhân: HS độc lập nghiên cứu sgk và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nghiên cứu sách giáo khoa và hoàn thành các câu hỏi sau:

Câu 1. Phát biểu khái niệm số oxi hóa?

Câu 2. Trình bày quy tắc xác định số oxi hóa?

Câu 3. Lấy 10 ví dụ (đơn chất, hợp chất, ion) và vận dụng quy tắc xác định số oxi hóa để xác định số oxi hóa của các nguyên tố trên các ví dụ đó?

Câu 4. Vẽ sơ đồ tư duy về cách xác định số oxi hóa?

 

- HĐ nhóm: HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2, ghi sản phẩm của nhóm sau khi đã thảo luận thống nhất vào tờ giấy A3 của nhóm mình.

- GV theo dõi, quan sát mọi hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện những vướng mắc, khó khăn của học sinh để có biện pháp xử lý.

- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm treo kết quả của mình lên bảng, GV mời đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác đối chiếu, phản biện. GV chốt lại kiến thức.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Số oxi hóa

1. Khái niệm số oxi hóa

Số oxi hóa của mốt nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả định đây là hợp chất ion.

2. Cách xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất

- Quy tắc 1:

+ Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất bằng không.

+ Trong các hợp chất: Số oxi hóa của H là +1 (trử một số hydride NaH, CaH2,..; Số oxi hóa của O là -2 (trừ một số trường hợp như OF2, H2O2,…); Số oxi hóa của các kim loại kiềm (nhóm IA: Li, Na, K,…) luôn là +1, kim loại kiềm thổ (nhóm IIA: Be, mg, Ca, Ba,…) luôn là +2, số oxi hóa cúa Al là +3.

- Quy tắc 2: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0, của một ion đa nguyên tử bằng chính điện tích của ion đó.

Ví dụ:

; ; ; ;

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 10 CÁNH DIỀU

MỞ ĐẦU

Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 1: Nhập môn hóa học

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 13: Phản ứng oxi hóa khử

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC

Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (NHÓM HALOGEN)

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Giáo án điện tử hóa học 10 cánh diều bài 2: Thành phần của nguyên tử
Giáo án điện tử hóa học 10 cánh diều bài 5: Lớp, phân lớp và cấu hình electron

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án điện tử hóa học 10 cánh diều bài 13: Phản ứng oxi hóa khử

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC

Giáo án điện tử hóa học 10 cánh diều bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (NHÓM HALOGEN)

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay