Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hoá học
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hoá học. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 14. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Câu 1: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: CO(g) + ½ O2(g) → CO2(g) = –283,0 kJ. Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) là –393,5 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO(g) là
Trả lời: –110,5 kJ/mol.
Câu 2: Cho phản ứng sau: 2F2(g) + 2H2O(g) → 4HF(g) + O2(g). Biết năng lượng liên kết: Eb(F-F) = 159 kJ/mol, Eb(O-H) = 459 kJ/mol, Eb(H-F) = 569 kJ/mol, Eb(O=O) = 494 kJ/mol. Biến thiên enthapy của phản ứng trên là
Trả lời: -616 kJ.
Câu 3: Cho giá trị trung bình của các năng lượng liên kết ở điều kiện chuẩn:
Liên kết | C–H | C–C | C=C |
Eb (kJ/mol) | 418 | 346 | 612 |
Biến thiên enthalpy của phản ứng: C3H8(g) → CH4(g) + C2H4(g) có giá trị bao nhiêu kJ?
Trả lời: 80
Câu 4: Cho phản ứng sau: Fe2O3(s) + 3H2(g) → 2Fe(s) + 3H2O(l). Biết nhiệt tạo thành chuẩn của Fe2O3, H2O lần lượt là -824,2 kJ/mol, -285,8 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng là
Trả lời: -33,2 kJ/mol
Câu 5: Biểu thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng 2H2S(g) + O2(g) → 2H2O(g) + 2S(s) theo nhiệt tạo thành của các chất là
Trả lời: 2(H2O(g)) – 2(H2S(g)).
Câu 6: Biết CH3COCH3 có công thức cấu tạo
Phản ứng đốt cháy acetone (CH3COCH3):
CH3COCH3(g) + 4O2(g) 3CO2(g) + 3H2O(g)
Từ số liệu năng lượng liên kết:
Liên kết | C – C | C – H | O = O | C = O | O – H |
Eb(kJ/mol) | 346 | 418 | 494 | 732 | 459 |
Tính lượng nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 2,9 gam acetone.
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Ở điều kiện chuẩn, cần phải đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu gam CH4(g) để cung cấp nhiệt cho phản ứng tạo 1 mol CaO bằng cách nung CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%.
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: Khi biết các giá trị ∆f của tất cả các chất đầu và sản phẩm thì có thể tính được biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học ∆r theo công thức nào?
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
CO2 (g) → CO(g) + O2 (g) 280 kJ
Giá trị của phản ứng 2CO + O2(g) → 2CO2 (g) là bao nhiêu kJ?
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Giá trị ∆r của phản ứng sau là bao nhiêu kilôJun?
H2(g) + Cl2(g) → 2HCl(g)
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Ở điều kiện chuẩn, nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng sau là 1035,88 kJ
2H2S(g) + 3O2(g) → 2SO2(g) + 2H2O(g)
Tính của H2S. (kết quả làm tròn đến hàng phần mười)
Cho biết:
Chất | O2(g) | SO2(g) | H2O(g) |
(kJ/mol) | 0 | -296,8 | -241,8 |
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: Cho dữ liệu sau:
Fe3O4 (rắn) + CO (khí) → 3FeO (rắn) + CO2 (khí)
∆rHof của Fe3O4 = -1118 kJ
∆rHof của CO = -110,5 kJ
∆rHof của FeO = -272 kJ
∆rHof của CO2 = -393,5 kJ
Tính ∆rHof của phản ứng?
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: Phản ứng tổng hợp ammonia:
N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g) = -92 kJ.
Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và H - H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của N – H trong ammonia có giá trị bao nhiêu kJ/mol?
Trả lời: ………………………………………
Câu 14: Cho dữ liệu sau:
C6H12O6 (rắn) + 6O2 (khí) → 6CO2 (khí) + 6H2O (khí)
∆Hof của C6H12O6 = -1273,3 kJ
∆Hof của H2O = -241,8 kJ/mol
∆Hof của CO2 = -393,5 kJ
Tính ∆rHof của phản ứng?
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Khi biết các giá trị ∆f của tất cả các chất đầu và sản phẩm thì có thể tính được biến thiên enthalpy của một phản ứng hóa học ∆r theo công thức tổng quát là:
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane.
Cho các phản ứng:
Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 597,6 kJ. Xác định số mol của butane trong X.
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Dựa vào đâu để kết luận một phản ứng là tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Có bao nhiêu phản ứng dưới đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy.
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Cho các phản ứng:
CaCO3(s) CaO(s) + CO2(g) = + 178,49 kJ
C(graphite, s) + O2(g) CO2(g) = -393,51 kJ
Tính khối lượng graphite (gam) cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn đủ tạo lượng nhiệt cho quá trình nhiệt phân hoàn toàn 0,2 mol CaCO3. Giả thiết hiệu suất các quá trình đều là 100%. (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Trong một chu trình, công hệ nhận là 2 kcal. Tính nhiệt mà hệ trao đổi:
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Bình “ga” sử dụng trong một hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan (C3H8) và butan (C4H10) với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ (sản phẩm gồm H2O ở trạng thái lỏng và khí CO2). Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ' đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%.
Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình sẽ sử dụng hết bình ga trên? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)
Trả lời: ………………………………………
Câu 22: Cho nhiệt tạo thành tiêu chuẩn ở 25oC của các chất NH3, NO, H2O lần lượt bằng: -46.3; +90.4 và -241.8 kJ/mol. Hãy tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng:
2NH3 + 5/2 O2 → 2NO + 3H2O
Trả lời: ………………………………………
Câu 23: Một hộ gia đình mua than đá làm nhiên liệu đun nấu và trung bình mỗi ngày dùng hết 1,60 kg than. Giả thiết loại than đá trên chứa 90% carbon về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ.
Cho phản ứng: C(s) + O2(g) → CO2(g)
Nhiệt lượng cung cấp cho hộ gia đình từ quá trình đốt than trong một ngày tương đương bao nhiêu số điện?
Biết rằng 1 số điện = 1 kWh = 3600 kJ. Nguyên tử khối của carbon là 12. (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị)
Trả lời: ………………………………………
Câu 24: Xác định nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 25oC của khí metan theo phản ứng:
CH4 + 2O2→ CO2 + 2H2O
Nếu biết hiệu ứng nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của các chất CH4, CO2 và
H2O lần lượt bằng: -74.85; -393.51; -285.84 (kJ/mol)
Trả lời: ………………………………………
Câu 25: Cho phản ứng đốt cháy butane sau: C4H10(g) + O2(g) → CO2(g) + H2O(g)
Biết năng lượng liên kết trong các hợp chất cho trong bảng sau:
Liên kết | Phân tử | Eb (kJ/mol) | Liên kết | Phân tử | Eb (kJ/mol) |
C - C | C4H10 | 346 | C = O | CO2 | 799 |
C – H | C4H10 | 418 | O – H | H2O | 467 |
O = O | O2 | 495 |
Một bình gas chứa 10 kg butane có thể đun sôi bao nhiêu ấm nước? (Giả thiết mỗi ấm nước chứa 2 L nước ở 25 °C, nhiệt dung của nước là 4,2 J/g.K, có 45% nhiệt đốt cháy butane bị thất thoát ra ngoài môi trường).
Trả lời: ………………………………………
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án hóa học 10 chân trời bài 14. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học (3 tiết)