Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 16. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Câu 1: Cho các biện pháp sau:
(a) Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.
(b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
(c) Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clinker.
(d) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Số biện pháp được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng là
Trả lời: 3
Câu 2: Cho các biện pháp sau:
(a) Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
(b) Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu.
(c) Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.
(d) Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Số biện pháp được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng là
Trả lời: 3
Câu 3: Cho phương trình hóa học phản ứng: 2NO(g) + O2(g) → 2NO2(g). Khi tăng nồng độ NO lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên mấy lần?
Trả lời: 4
Câu 4: Cho các phát biểu sau:
(a) Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn.
(b) Hầm xương bằng nồi áp suất sẽ nhanh nhừ hơn.
(c) Bệnh nhân dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong các quá trình trên lần lượt là
Trả lời: nhiệt độ, nhiệt độ, nồng độ
Câu 5: Có hai cốc chứa dung dịch Na2S2O3 với nồng độ mol trong cốc (1) lớn hơn cốc (2). Thêm dung dịch H2SO4 1M lần lượt vào hai cốc. Hiện tượng quan sát được là
Trả lời: cốc (1) xuất hiện kết tủa nhanh hơn cốc (2).
Câu 6: Cho phương trình hóa học phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(l). Tốc độ phản ứng giảm đi 3 lần khi giảm nồng độ O2 mấy lần?
Trả lời: ………………………………………
Câu 7: Để cắt sắt, thép người ta thường dùng đèn xì oxygen-acetylene. Khi đốt cháy acetylene, nhiệt lượng giải phóng lớn nhất khi acetylene cháy trong
Trả lời: ………………………………………
Câu 8: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Trả lời: ………………………………………
Câu 9: Cho phản ứng: A(g) + 2B(g) → C(g) + D(g). Khi tăng nồng độ chất B thêm 3 lần và giữ nguyên nồng độ chất A thì tốc độ phản ứng tăng bao nhiêu lần?
Trả lời: ………………………………………
Câu 10: Cho phản ứng. 2CO (g) + O2 (g) ⟶ 2CO2 (g)
Với hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ = 2.Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ phản ứng từ 40°C lên 70°C?
Trả lời: ………………………………………
Câu 11: Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của một phản ứng là γ = 3. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi giảm nhiệt độ phản ứng từ 80°C về 60°C?
Trả lời: ………………………………………
Câu 12: Cho phản ứng: A + 2B → C. Nồng độ ban đầu của A là 0,8 mol/L, của B là 1 mol/L Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6 mol/L. Nồng độ của A còn lại là bao nhiêu mol/L?
Trả lời: ………………………………………
Câu 13: Cho phản ứng. 2SO2 + O2 t° ⇄ 2SO3
Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi giảm nồng độ của khí SO2 đi 3 lần?
Trả lời: ………………………………………
Câu 14:
Trả lời: ………………………………………
Câu 15: Cho phản ứng A + 2B → C. Nồng độ ban đầu của A là 1M, B là 3M, hằng số tốc độ k=0,5. Vận tốc của phản ứng khi đã có 20% chất A tham gia phản ứng là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 16: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 80oC thì tốc độ phản ứng tăng lên:
Trả lời: ………………………………………
Câu 17: Cho phản ứng: 2A + B → C. Nồng độ ban đầu của A là 6M, của B là 4M. Hằng số tốc độ k = 0,5. Tốc độ phản ứng lúc ban đầu là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 18: Cho phản ứng A + B ⇄ CA + B ⇄ C. Nồng độ ban đầu của chất A là 0,1 mol/l, của chất B là 0,8 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B giảm 20% so với nồng độ ban đầu. Tốc độ trung bình của phản ứng là:
Trả lời: ………………………………………
Câu 19: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 80oC thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
Trả lời: ………………………………………
Câu 20: Cho phản ứng. A + B ⇄ C. Nồng độ ban đầu của A là 0,12mol/l; của B là 0,1mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B giảm còn 0,078mol/l. Nồng độ còn lại (mol/l) của chất A là:
Trả lời: ………………………………………
Câu 21: Cho phương trình hoá học của phản ứng: 2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g)
Nếu hệ số nhiệt độ Van't Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30°C lên 60°C?
Trả lời: ………………………………………
Câu 22: Cho phương trình hóa học của phản ứng. X + 2Y → Z + T. Ở thời điểm ban đầu, nồng độ của chất X là 0,01 mol/l. Sau 20 giây, nồng độ của chất X là 0,008 mol/l. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X trong khoảng thời gian trên là
Trả lời: ………………………………………
Câu 23: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff bằng 3,5. Ở 20°C, tốc độ của phản ứng này bằng 0,2 mol/L.s-1. Tốc độ của phản ứng ở 45°C là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 24: Ở nhiệt độ cao NOCl bị phân hủy theo phản ứng hóa học sau:
2NOCl → 2NO + Cl2
Tốc độ phản ứng ở 70oC là 2.10-7 mol/(L.s) và ở 80oC là 4,5.10-7 mol/(L.s). Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff (γ) của phản ứng là bao nhiêu?
Trả lời: ………………………………………
Câu 25: Cho phản ứng. A + 2B ⇄ C. Nồng độ ban đầu của A là 0,8mol/l, của B là1mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6mol/l. Vậy nồng độ của A còn lại là:
Trả lời: ………………………………………
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án hóa học 10 chân trời bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học (3 tiết)