Trắc nghiệm câu trả lời ngắn Vật lí 12 cánh diều Bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Vật lí 12 cánh diều Bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án vật lí 12 cánh diều
BÀI 4: NHIỆT DUNG RIÊNG, NHIỆT NÓNG CHẢY RIÊNG, NHIỆT HÓA HƠI RIÊNG
Câu hỏi 1: Độ lớn của nhiệt lượng cần cung cấp cho vật để làm tăng nhiệt độ của nó phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trả lời: Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật, tính chất của vật
Câu hỏi 2: Nêu công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt độ của vật.
Trả lời: Q = mcΔT
Câu hỏi 3: Nêu hệ thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn.
Trả lời: Q = λ.m
Câu hỏi 4: Nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó hoá hơi ở nhiệt độ xác định gọi là gì?
Trả lời: Nhiệt hóa hơi
Câu hỏi 5: Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm 10C. Hãy cho biết 1calo bằng bao nhiêu jun?
Trả lời: 4,2J
Câu hỏi 6: Một khối sắt có khối lượng 5 kg. Biết nhiệt nóng chảy riêng của sắt là 270 kJ/kg. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn khối sắt này ở nhiệt độ nóng chảy.
Trả lời: Q = 1,35.106 (J)
Câu hỏi 7: Khi đúc kim loại để tạo hình mong muốn như: vỏ máy, trục quay, xoong nồi,... người ta cần nấu chảy kim loại và đổ vào khuôn. Với nhiệt độ phòng thường được chọn là 300 K, hãy sử dụng Bảng SGK để tính nhiệt lượng cần cung cấp khi. Đúc một chiếc nồi đồng nặng 2 kg.
Trả lời: Q2 = 1 163 320 J
Câu hỏi 8: Thả một cục nước đá có khối lượng 30 g ở 0 °C vào cốc nước chứa 0,2 lít nước ở 20 °C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4,2 J/g.K; khối lượng riêng của nước: D = 1 g/cm3. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là λ = 334 kJ/kg. Nhiệt độ cuối của cốc nước bằng
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 9: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 °C để nó chuyển thành nước ở 20 °C. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/K và nhiệt dung riêng của nước 4180 J/kg.K.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 10: Xác định nhiệt nóng chảy riêng của khối kim loại có khối lượng 2kg, nhiệt lượng nóng chảy cung cấp cho khối chất là 50000 J.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 11: Một bình chứa 2 kg nước ở nhiệt độ 20°C. Nếu em cung cấp 8400 J nhiệt lượng cho nước, hãy tính nhiệt độ mới của nước.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 12: Một vật bằng sắt có khối lượng 0.5 kg được làm nóng từ 25°C đến 75°C. Biết nhiệt dung riêng của sắt là 450 J/kg.K. Tính nhiệt lượng đã cung cấp cho vật.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 13: Bạn Bình cần đun một ấm nước có dung tích 1,5 lít bằng bếp ga. Do sơ xuất nên bạn quên không tắt bếp khi nước sôi. Em hãy tính nhiệt lượng cần thiết giúp bạn Bình để làm hoá hơi hoàn toàn nước trong ấm kể từ lúc nước sôi. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 14: Người ta đun sôi 0,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu 20℃ chứa trong chiếc ấm bằng đồng có khối lượng là 0,4 kg. Sau khi sôi được một lúc đã có 0,05 lít nước biến thành hơi. Biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg, nhiệt dung riêng của nước và của đồng tương ứng là c1 = 4180 J/kg.K; c2 = 380 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để cho nước tăng tới nhiệt độ sôi là bao nhiêu?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 15: Một ấm đun nước có công suất 500W chứa 300g nước ở 20℃. Cho nhiệt dung riêng và nhiệt hoá hơi riêng của nước lần lượt là 4180 J/kg.K và 2,0.106 J/kg. Sau khi nước đến nhiệt độ sôi, người ta để ấm tiếp tục đun nước sôi trong 2 phút. Tính khối lượng nước bị hoá hơi.
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 16: Người ta phơi nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 250C lên 300C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nhiệt lượng mà nước thu được từ Mặt Trời là:
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 17: Một ấm nhôm có khối lượng 300g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 250C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880J/kg. K, c2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là bao nhiêu?
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 18: Một ấm làm bằng đồng có khối lượng 250g chứa 1 lít nước đang ở nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nước lần lượt là c1 = 380J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 19: Người ta cung cấp cho 2kg rượu một nhiệt lượng 175kJ thì nhiệt độ của rượu tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 20: Đun nóng 15 lít nước từ nhiệt độ ban đầu t1 = 270C. Sau khi nhận được nhiệt lượng 1134kJ thì nước nóng đến nhiệt độ t2. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Nhiệt độ t2 có giá trị là:
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 21: Người ta cung cấp cho 10l nước một nhiệt lượng 840kJ. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nước nóng lên thêm
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 22: Trong quá trình đun sôi 5 lít nước trên bếp, bạn A do sơ suất đã quên không tắt bếp khi nước sôi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng đã làm hóa hơi 2 lít nước trong ấm do sơ suất đó là
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 23: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước ở 300C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 1000c là
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 24: Sau khi đun nóng một lượng nước đến 1000C, tiếp tục đun cho đến khi khối lượng nước giảm 0,5 kg so với ban đầu do một phần nước đã chuyển thành hơi. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm hóa hơi lượng nước trên là
Trả lời: ......................................
Câu hỏi 25: Vận động viên chạy Marathon mất rất nhiều nước trong khi thi đấu. Các vận động viên thường chỉ có thể chuyển hóa khoảng 20% năng lượng hóa học dự trữ trong cơ thể thành năng lượng dùng cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là hoạt động chạy. Phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ của cơ thể không đồi. Nếu vận động viên dùng hết 11 000 kJ trong cuộc thi thì có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra khỏi cơ thể? Coi nhiệt độ cơ thể của vận động viên hoàn toàn không đối và nhiệt hóa hơi riêng của nước trong cơ thể vận động viên là 2,45.106 J/kg.
Trả lời: ......................................
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
=> Giáo án Vật lí 12 Cánh diều bài 4: Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng