Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Thạch quyển bao gồm

A. Bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

B. Tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

C. Phần trên của lớp manti và lớp vỏ trái đất.

D. Lớp vỏ trái đất.

Câu 2: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?

A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ

B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ

C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa

D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn

Câu 3: Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào

A. nguồn gốc hình thành Trái Đất.

B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. nghiên cứu đáy biển sâu.

D. nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất.

Câu 4: Lớp nào chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất?

A. Nhân ngoài Trái Đất

B. Lớp vỏ Trái Đất

C. Lớp Manti

D. Nhân trong của Trái Đất

Câu 5: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ

A. xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

B. là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 6: Tầng bazan gồm các loại đá nào sau đây?

A. Đá trầm tích, đá granit và đá bazan.

B. Đá trầm tích do các vật liệu vụn nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C. Đá nhẹ như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit.

D. Đá nặng như đá bazan và các loại đá có tính chất tương tự như đá bazan.

Câu 7: Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở điểm

A. có một ít tầng trầm tích.

B. có một ít tầng granit.

C. không có tầng granit.

D. không có tầng trầm tích.

Câu 8: Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á, kết quả hình thành

A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.

C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương.

D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.

Câu 10: Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương?

A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a.

B. Mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Phi.

D. Mảng Nam Mĩ.

Câu 11: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có

A. độ dài lớn hơn, không có tầng granit.

B. độ dài nhỏ hơn, có tầng granit.

C. độ dài lớn hơn, có tầng granit.

D. độ dài nhỏ hơn, không có tầng granit.

Câu 12: Mảng kiến tạo không phải là

A. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đât.

B. những bộ phận lớn của đáy đại dương,

C. luôn luôn đứng yên không di chuyển.

D. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man ti.

Câu 13: Thạch quyển được giới hạn bởi

A. vỏ Trái Đất và lớp Manti.

B. lớp Manti.

C. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.

D. vỏ Trái Đất và phần dưới của lớp Manti.

Câu 14: Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là

A. mảng kiến tạo.

B. mảng lục địa.

C. mảng đại dương.

D. vỏ trái đất.

Câu 15: Đặc điểm của lớp Man ti dưới là

A. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

B. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,

C. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

D. có vị trí ở độ sâu từ 700 đên 2.900km.

Câu 16: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ

A. xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

B. là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 17: Thạch quyển là lớp vỏ cứng của trái đất bao gồm vỏ trái đất và

A. vỏ lục địa.

B. man ti trên.

C. manti dưới.

D. vỏ đại dương.

Câu 18: Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?

A. Vỏ Trái Đất.

B. Lớp Manti trên.

C. Lớp Manti dưới.

D. Nhân Trái Đất.

Câu 19: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí

A. trung tâm các lục địa.

B. ngoài khơi đại dương.

C. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.

D. trên các dãy núi cao.

Câu 20:  Phân ra thành vỏ lục địa và vỏ đại dương là dựa vào yếu tố nào?

A. Đặc tính vật chất

B. Cấu tạo địa chất, độ dày

C. Có sự phân chia thành các tầng

D. Có sự phân chia thành các bộ phận 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nguyên nhân Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là

A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên

B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời

C. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó

D. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời

Câu 2:  Các hoạt động như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai bởi vì

A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng.

B. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc lục địa và đại dương.

C. chúng xuất hiện ranh giới các đại dương.

D. sự phân bố xen kẻ của lục địa và đại dương.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?

A. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ 

B. Tất cả các mảng kiến tạo đều có vỏ lục địa và vỏ đại dương

C. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn định của vỏ Trái Đất.

D. Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên của lớp man-ti

Câu 4: Phát biểu nào không đúng về tầng đá trầm tích?

A. Tầng đá trầm tích phân bố liên tục.

B. Tầng đá trầm tích có nơi mỏng, nơi dày.

C. Tầng đá trầm tích nằm trên cùng của lớp vỏ Trái Đất.

D. Tầng đá trầm tích cấu tạo bởi các vật liệu có kích thước lớn.

Câu 5: Các nhóm đá phân chia theo nguồn gốc là

A. 2 nhóm (đá trầm tích và đá badan).

B. 2 nhóm (đá macma và đá biến chất).

C. 3 nhóm (đá macma, đá granit và đá badan).

D. 3 nhóm (đá macma, đá trầm tích và đá biến chất).

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Man ti trên?

A. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

B. Họp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,

C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2.900km.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Man ti dưới?

A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.

B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,

C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

D. có vị trí ở độ sâu từ 2.900 đến 5.100km.

Câu 8: Phát biểu đúng về cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

Câu 9: Phát biểu nào đúng sau đây ?

A. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão.

B. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên.

C. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh.

D. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ tạo ra mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 10: Ý nào không phải đặc điểm của vỏ đại dương?

A. Dày 5 – 10 km.

B. Mỏng hơn nhiều so với vỏ lục địa.

C. Thành phần chủ yếu là silics và magie.

D. Cấu tạo chủ yếu bởi trầm tích, granit và badan.

3. VẬN DỤNG (5 Câu)

Câu 1:  Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện

A. động đất, núi lửa.

B. bão.

C. ngập lụt.

D. thủy triều dâng.

Câu 2: Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á, kết quả hình thành

A. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.

C. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương.

D. sống núi ngầm ở Thái Bình Dương.

Câu 3: Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do

A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.

B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.

C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.

D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Câu 4: Mảng Na - xca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ đã hình thành dãy núi trẻ nào sau đây?

A. Dãy Cooc - đi - e.

B. Dãy Côn Lôn.

C. Dãy Hindu Kush.

D. Dãy An - đet.

Câu 5: Dãy núi trẻ Rôc – ki ở Bắc Mĩ được hình thành do sự tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào dưới đây?

A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á.

B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.

C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na – zca.

D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Thái Bình Dương.

4. VẬN DỤNG CAO (5 Câu)

Câu 1: Dựa theo thuyết kiến tạo mảng, thung lũng được hình thành là do

A. sự tách rời của hai mảng đại dương.

B. sự xô húc cuat mảng đại dương và mảng lục địa.

C. sự tách rời của hai mảng lục địa.

D. sự xo húc của mảng lục địa và đại dương.

Câu 2: Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất là do nằm ở vị trí

A. Vùng thường xuyên xảy ra các cơn bão.

B. Vùng tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo.

C. Khu vực trung tâm của thiên tai lớn trên thế giới.

D. Vùng ven biển có các dãy núi lửa ngầng thường xuyên hoạt động.

Câu 3: Tại sao lại có chuỗi hồ ở cao nguyên Đông Phi?

A. Vận động nâng lên.

B. Khúc uốn của sông.

C. Vùng trũng của địa hình.

D. Các vận động đứt gãy, tách giãn.

Câu 3. Cho biết ở chỗ tiếp xúc giữa 2 địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi?

A. Nếu hai mảng địa hình tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.

B. Nếu hai mảng địa hình xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc giữa chúng, đá sẽ bị nén ép, nhô lên thành

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

Câu 5: Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti là

A. sự tự quay của trái đất theo hướng từ Tây sang Đông.

B. sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

C. sự tự quay của Trái Đất và sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

D. sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng trái đất.

=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 6: Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay