Trắc nghiệm địa lí 10 kết nối Bài 14: đất trên trái đất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: đất trên trái đất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)
ĐỊA LÝ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHƯƠNG 6: SINH QUYỂN
BÀI 14: ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)
Câu 1: Các thành phần chính của lớp đất là
A. Nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì
B. Không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ
C. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật
D. Cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn
Câu 2: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là
A. Đá mẹ
B. Khí hậu
C. Sinh vật
D. Địa hình
Câu 3: Đá mẹ là gì?
A. Là đá gốc
B. Là những sản phẩm từ đất
C. Những sản phẩm được phong hoá từ đá gốc
D. Đáp án khác
Câu 4: Vai trò của đá mẹ là gì?
A. Là nguồn cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
B. Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, không quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
C. Là đá gốc
D. Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của sinh vật trong quá trình hình thành đất
A. Sinh vật quyết định thành phần chất khoáng có trong đất
B. Sinh vật ngăn xói mòn, rửa trôi
C. Xác sinh vật phân hủy cung cấp chất dinh dưỡng cho đất
D. Sinh vật ảnh hượng đến lượng chất hữu cơ có trong đất
Câu 6: Vỏ phong hóa gồm
A. Tầng đất chứa mùn và tầng tích tụ
B. Đất, tầng đá mẹ và tầng đá gốc
C. Đất và tầng đất mẹ
D. Tầng đá mẹ và tầng đá gốc
Câu 7: Nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất là?
A. Thời gian
B. Đá mẹ
C. Địa hình
D. Khí hậu
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về đất?
A. Đất là sản phẩm của phong hóa của đá gốc
B. Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì nhiêu
C. Đất được câu tạo bởi chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước
D. Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo
Câu 9: Sản phẩm phong hóa của đá gốc là gì?
A. Vỏ Phong
B. Đá mẹ
C. Đất
D. Khóng chất
Câu 10: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
A. Màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày
B. Màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày
C. Màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì
D. Màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày
Câu 11: Loại đất nào sau đây thích hợp nhất để trồng cây công nghiệp lâu năm?
A. Đất cát
B. Đất phù sa
C. Đất đỏ badan
D. Đất cát pha
Câu 12: Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất?
A. Đá mẹ, khí hậu
B. Sinh vật, đá mẹ
C. Khí hậu, sinh vật
D. Địa hình, đá mẹ
Câu 13: Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?
A. Đá mẹ
B. Địa hình
C. Thực vật
D. Nhiệt độ
Câu 14: Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất đặc trưng nào sau đây?
A. Xám
B. Pốtdôn
C. Feralit
D. Đen
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
A. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ
B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
C. Thường ở tầng trên cùng của đất
D. Thành phần quan trọng nhất của đất
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Trong các nhân tố hình thành đất, nhân tố nào ảnh hưởng đến độ dày của tầng đất?
A. Địa hình
B. Nhiệt độ
C. Đá mẹ
D. Thực vật
Câu 2: Thổ nhưỡng là gì?
A. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt
B. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp
C. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa
D. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì
Câu 3: Đất nào giữ nước tốt?
A. Đất sét
B. Đất thịt
C. Đất cát
D. Đất thịt nặng
Câu 4: Trên Trái đất có nhiều loại đất khác nhau do
A. Nhiệt độ, địa hình và thực vật phân bố không đồng đều
B. Các nhân tố hình thành đất có tác động mạnh, yếu khác nhau tùy thuộc điều kiện hình thành đất
C. Do hình thành từ nhiều loại đá mẹ khác nhau
D. Tuổi của đất khác nhau
Câu 5: Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật
B. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí
C. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất
D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất
Câu 6: Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?
A. Phân giải, tổng hợp chất mùn
B. Góp phần làm phá huỷ đá
C. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi
D. Cung cấp vật chất hữu cơ
Câu 7: Câu nào sau đây sai?
A. Tầng chứa mùn bên trên tầng tích tụ
B. Tầng tích tụ bên trên tầng đá gốc
C. Tầng đá mẹ bên trên tầng tích tụ
D. Tầng đá gốc bên dưới tầng chứa mùn
Câu 8: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là
A. Nhiệt độ và lượng mưa
B. Độ ẩm và lượng mưa
C. Bức xạ và lượng mưa
D. Nhiệt độ và ánh sáng
Câu 9: Độ phì nhiêu của đất là gì?
A. Là khả năng cung cấp muối khoáng
B. Là khả năng cung cấp nước
C. Là khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng, oxy cho cây
D. Là khả năng làm cây trồng cho năng suất cao
Câu 10: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?
A. Tích tụ
B. Đá mẹ
C. Thảm mùn
D. Hữu cơ
Câu 11: Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây lúa nước?
A. Đất đỏ badan
B. Đất phù sa
C. Đất feralit
D. Đất đen, xám
Câu 12: Loại đất tốt cho canh tác, trồng cây bóng mát, cây bụi và thảm là
A. Đất đỏ badan
B. Đất phù sa
C. Đất feralit
D. Đất đen, xám
Câu 13: Việt Nam có nhóm đất chính :
A. 5
B. 4
C. 3
D. 6
Câu 14: Sự đa dạng của đất là do các nhân tố nào tạo nên?
A. Sinh vật. tác động của con người
B. Đá mẹ
C. Địa hình, khí hậu, nguồn nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông biển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
A. 28%
B. 24%
C. 25%
D. 27%
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng về biện pháp làm tăng độ phì cho đất?
A. Loại bỏ giun đất
B. Bón phân cho đất
C. Luân canh cấy trồng
D. Cày xới đất
Câu 2: Loại đất có tính chất bị biến đổi do con người tạo ra là
A. Đất phù sa
B. Đất mùn núi cao
C. Đất feralit
D. Đất bạc màu
Câu 3: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ
D. Duyên hải miền Trung
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là hoạt động tích cực ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất
A. Trồng cây phủ xanh đồi trọc
B. Đốt rừng làm nương
C. Thay chua rửa mặn
D. Cày nông bừa súc
Câu 5: Ý nao sau đây là biểu hiện của khí hậu ảnh hưởng đến sự hình thành của đất
A. Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng khí hậu nhiệt đới
B. Thực vật cung cấp chất hữu cơ cho đất
C. Ở vùng núi, đất đai dễ xói mòn, rửa trôi
D. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật sống và tổng hợp thành mùn
Câu 6: Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?
A. Thành phần hữu cơ
B. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất
C. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng
D. Thành phần vô cơ
Câu 7: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới
B. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên
C. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen
D. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan
Câu 8: Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất phù sa
B. Đất thịt nặng
C. Đất thịt nhẹ
D. Đất cát
Câu 9: Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là vì sao?
A. Nhờ các hạt cát, sét, limon và chất mùn
B. Nhờ đất chứa nhiều mùn, sét
C. Nhờ đất chứa nhiều cát, limon, sét
D. Tất cả ý trên
Câu 10: Độ chua và độ kiềm của đất được đo bằng gì?
A. HCl
B. Độ pH
C. MgSO4
D. Ca(OH)2
Câu 11: Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì?
A. Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi
B. Giống tốt
C. Đất trồng có độ phì nhiêu
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: Khu vực nào tầng đất thương dày?
A. Nhiệt đới
B. Cận cực
C. Cận nhiệt
D. Ôn đới
Câu 13: Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Độ pH đo độ ẩm của đất
B. Đá mẹ là nhân tố khởi đầu của quá trình hình thành đất
C. Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất
D. Sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy đá
Câu 14: Để đo chất lượng đất người ta đo những nhân tố nào?
A. Độ ẩm đất và độ pH
B. Độ pH, độ ẩm đất và kết cấu đất
C. Độ ẩm đất và kết cấu đất
D. Độ pH, độ ẩm đất, nhiệt độ và kết cấu đất
Câu 15: Trong các câu sau, câu nào đúng?
A. Khí hậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành không khí
B. Đá mẹ là nhân tố trong của quá trình hình thành đất
C. Độ pH đo độ kiềm của đất
D. Sinh vật không tham gia vào quá trình phân hủy đá
4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)
Câu 1: Một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hóa đất
(1)Tăng mật độ cây xanh, trồng và bảo vệ rừng nhằm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn đất.
(2)Tưới tiêu hợp lí.
(3) Luân canh cây trồng.
(4)Bổ sung các chất hữu cơ cho đất (bón phân xanh, phân chuồng, phân ủ, rơm rạ,…).
(5) Làm ruộng bậc thang trên đất dốc,…
Có bao nhiêu biện pháp sử dụng được?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Cho đoạn văn sau:
(1)................. nằm ở phần ngoài cùng của vỏ Trái đất. Nó được coi là "làn da của trái đất". Đất phát triển theo thời gian dưới tác động của các quá trình hóa học, vật lý và sinh học. Chúng phát triển nơi đá và trầm tích (thạch quyển) chịu ảnh hưởng của (2)................., thủy quyển và khí quyển. Đất là thực thể tự nhiên được tạo thành từ sự kết hợp của sáu yếu tố là (3)................., sinh vật (gồm động vật và thực vật), khí hậu địa hình, nước và thời gian. Các loại đá cấu tạo nên (4)................., dưới tác dụng của khí hậu, địa hình, nước, sinh vật, trải qua một thời gian dài, dần dần bị phá vỡ, vụn ra thành đất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi có loài người, thì con người là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự hình thành và thái hóa của đất.
Câu 2: Hãy điền vào (1)?
A. Sinh quyển
B. Đất
C. Đá mẹ
D. Vỏ trái đất
Câu 3: Hãy điền vào (2)?
A. Sinh quyển
B. Đất
C. Đá mẹ
D. Vỏ trái đất
Câu 4: Hãy điền vào (3)?
A. Sinh quyển
B. Đất
C. Đá mẹ
D. Vỏ trái đất
Câu 5: Hãy điền vào (4)?
A. Sinh quyển
B. Đất
C. Đá mẹ
D. Vỏ trái đất
=> Giáo án địa lí 10 kết nối bài 14: Đất trên trái đất