Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời Ôn tập chương 2 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 2. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. CHÂU Á (PHẦN 1)

Câu 1: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu?

  • A. Bắc Á, Trung Á                                 
  • B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
  • C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á     
  • D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á

Câu 2: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu khí hậu nào?

  • A. Khí hậu gió mùa nhiệt đới                     
  • B. Khí hậu gió mùa cận nhiệt
  • C. Khí hậu ôn đới gió mùa                         
  • D. Khí hậu cận cực gió mùa

Câu 3: Dân cư châu Á thường tập trung thưa thớt ở đâu?

  • A. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Phía đông của Đông Á
  • B. Khu vực Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á.
  • C. Phía đông của Đông Á, Khu vực Trung Á và Nam Á.
  • D. Khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Bắc Á.

Câu 4: Đâu không phải đặc điểm dân cư, xã hội châu Á?

  • A. một châu lục đông dân nhất thế giới.               
  • B. dân cư thuộc nhiều chủng tộc.
  • C. nơi ra đời của các tôn giáo lớn                         
  • D. gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới.

Câu 5: Phần hải đảo của Đông Á chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?

  • A. Bão tuyết                               
  • B. Động đất, núi lửa
  • C. Lốc xoáy                                               
  • D. Hạn hán kéo dài

Câu 6: So với các châu lục khác trên thế giới, châu Á có diện tích;

  • A. lớn thứ hai.
  • B. lớn nhất.
  • C. lớn thứ ba.
  • D. nhỏ nhất.

Câu 7: Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là:

  • A. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.
  • B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.
  • C. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.
  • D. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.

Câu 8: Vùng sâu trong lục địa có khí hậu như thế nào?

  • A. Mát mẻ
  • B. Khô hạn
  • C. Ôn hòa
  • D. Thất thường, không đoán trước được

Câu 9: Châu Á có các đới khí hậu

  • A. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo. 
  • B. cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
  • C. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
  • D. cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, cận xích đạo.

Câu 10: Khoáng sản ở châu Á phân bố như thế nào?

  • A. Thưa thớt ở đồng bằng
  • B. Tập trung ở Tây Á
  • C. Tập trung ở đồng bằng
  • D. Rộng khắp trên lãnh thổ

Câu 11: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

  • A. Hi-ma-lay-a
  • B. Côn Luân
  • C. Thiên Sơn
  • D. Cap-ca

Câu 12: Hồ nào sau đây không thuộc châu Á?

  • A. Hồ Vich-to-ri-a.
  • B. Hồ Ban-khát.
  • C. Hồ A-ran.
  • D. Hồ Bai-can.

Câu 13: Khó khăn lớn nhất của địa hình châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là:

  • A. bị chia cắt mạnh mẽ và phức tạp.
  • B. gồm các khối núi và cao nguyên đồ sộ.
  • C. vùng núi cao tuyết bao phủ trắng xóa quanh năm.
  • D. chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi.

Câu 14: Đâu là đặc điểm dân cư, xã hội châu Á?

  • A. Một châu lục đông dân nhất thế giới.
  • B. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc.
  • C. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 15: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là gì?

  • A. Phật giáo và Ki-tô giáo.
  • B. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
  • C. Ki-tô giáo và Hồi giáo.
  • D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Câu 16: Dân số châu Á tăng nhanh khi nào?

  • A. Nửa cuối thế kỉ XVIII.
  • B. Nửa cuối thế kỉ XIX.
  • C. Nửa cuối thế kỉ XX.
  • D. Nửa cuối thế kỉ XXI.

Câu 17: Đa số các quốc gia châu Á có

  • A. cơ cấu dân số già là chủ yếu.
  • B. cơ cấu dân số trẻ là chủ yếu.
  • C. cơ cấu dân số bước vào giai đoạn già hoa.
  • D. cơ cấu dân số bước vào giai đoạn dân số vàng.

Câu 18: Ở Nam Á, vào mùa đông có gió

  • A. Hướng đông nam, thời tiết lạnh và ẩm.
  • B. Hướng đông bắc, thời tiết lạnh và khô.
  • C. Hướng đông bắc, thời tiết lạnh và ẩm.
  • D. Hướng đông nam, thời tiết lạnh và khô.

Câu 19: Khu vực nào sau đây của châu Á có diện tích lớn nhất?

  • A. Đông Á.
  • B. Tây Á.
  • C. Nam Á.
  • D. Trung Á.

Câu 20: Khu vực nào sau đây của châu Á có khí hậu khô hạn, mùa hè nóng mùa đông lạnh, thỉnh thoảng có tuyết rơi?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Tây Á.
  • C. Nam Á.
  • D. Trung Á.

Câu 21: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Bắc Băng Dương.
  • C. Ấn Độ Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 22: Khu vực nào có số dân ngoài độ tuổi lao động cao nhất ở châu Á?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Tây Nam Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Nam Á.

Câu 23: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị nhất ở Bắc Á là:

  • A. khoáng sản, đất nông nghiệp, rừng.
  • B. rừng, khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.
  • C. khoáng sản, rừng, nguồn nước.
  • D. khoáng sản, đất nông nghiệp, nguồn nước.

Câu 24: Cô-oét thuộc khu vực nào của châu Á?

  • A. Đông Nam Á
  • B. Tây Nam Á
  • C. Bắc Á
  • D. Trung Á 

Câu 25: Xác định trên hình sau vị trí phân bố một số loại khoáng sản chính ở châu Á.

  • A. Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á; Than: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á; Sắt: Đông Á và Nam Á.
  • B. Dầu mỏ: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á, Than: Đông Á và Nam Á; Sắt: Tây Á, Đông Nam Á.
  • C. Dầu mỏ: Đông Á và Nam Á, Than: CN.Trung Xi-bia và khu vực Đông Á, Sắt: Tây Á, Đông Nam Á.
  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay